Tiết kiệm tiền là một thói quen tốt giúp chúng ta đạt được mục tiêu và dự phòng những khoản cho tương lai. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiết kiệm hiệu quả và duy trì thói quen này. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 3 bước lập kế hoạch tiết kiệm tiền hiệu quả.
Theo như các chuyên gia tài chính thì bạn lên bắt đầu kế hoạch tiết kiệm tiền bằng cách thiết lập một mục tiêu cụ thể. Nguyên nhân chính dẫn đến việc không thể duy trì thói quen và không có động lực tiết kiệm là do suy nghĩ “có tiết kiệm là tốt rồi”, “tiết kiệm được nhiêu hay bấy nhiêu”…
Rất khó để có thể tiết kiệm tiền một cách hiệu quả và có quyết tâm nếu thiếu đi lý do hay mục tiêu cụ thể. Một số mục tiêu tiết kiệm tiền phổ biến đó là: tiết kiệm tiền cho những tình huống rủi ro, tiết kiệm tiền để trả nợ, tiết kiệm cho những dự định nhỏ chẳng hạn đóng học, du lịch, sắm Tết,… tiết kiệm cho những kế hoạch lớn hơn chẳng hạn mua nhà, mua xe, đi du học, nghỉ hưu, làm từ thiện,…
Tùy thuộc vào mỗi cá nhân mà sẽ có những mục đích khác nhau nhưng dù cho là ngắn hạn hay dài hạn thì yếu tố then chốt là bạn phải có một mục tiêu rõ ràng, cụ thể.
Chắc hẳn rằng có rất ít người lấy giấy bút ra và ghi lại những khoản tiền cho dù là nhỏ nhất mà bạn đã chi tiêu trong ngày. Việc ghi lại những khoản đã chi trong ngày hoặc trong tuần giúp bạn thống kê và kiểm soát được số tiền mà mình đã chi ra chi từ bạn có thể cân bằng hơn các khoản thu chi trong tháng của bạn.
Việc liệt kê như vậy sẽ giúp bạn biết được đâu là những khoản tiền không cần thiết mà bản thân đã hoang phí, từ đó gạt bỏ nó và không chi ra cho tháng sau. Có một cách tiết kiệm tiền được gọi là quy tắc bất hủ đó là hãy chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được.
Thông thường, các khoản tiền trong tháng bạn cần phải chi bao gồm tiền nhà nếu bạn ở cùng gia đình thì có thể bỏ qua khoản này, tiền ăn, tiền đi lại như xăng xe, bảo trì xe,… tiền giải trí cho những buổi tiệc tùng, cà phê, mua sắm, tiền mua sắm cho những vật dụng cần thiết. Bạn hãy thử cộng các khoản chi tiêu này lại, nếu nó vượt quá mức thu nhập hoặc vừa đúng bằng thu nhập của bạn thì hãy nhanh chóng xem xét và cách giảm những khoản chi tiêu không thật sự cần thiết. Còn nếu tất cả các khoản chi tiêu đều cần thiết và không thể cắt giảm được nữa thì bạn hãy tìm cách đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình.
>>> Xem thêm: “Những cách giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập“
Hiện nay trên thị trường có nhiều nguyên tắc tiết kiệm tiền khác nhau, tuy nhiên nội dung dưới đây sẽ mách bạn lên kế hoạch tiết kiệm tiền với 4 chiếc hộp.
Đây là chiếc hộp bắt buộc phải có dành cho những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống như ăn uống, xe cộ đi lại, các khoản định phí cố định như tiền điện thoại, Internet,…
Thật ra hưởng thụ ở đây có ý nghĩa là chăm sóc và yêu thương bản thân nhiều hơn vì bạn xứng đáng nhận được những điều đó sau những giờ làm việc chăm chỉ đầy mệt mỏi. Hưởng thụ tức là bạn đang trải nghiệm một dịch vụ tinh thần nào đấy chẳng hạn như đi đến một nhà hàng sang trọng, một tiệm spa thư giãn, mua chiếc túi hoặc món đồ mà bạn yêu thích. Khoản này sẽ giúp bạn tái tạo lại năng lượng và có động lực để tiếp tục làm việc hoàn thành những mục tiêu của bản thân.
Chắc hẳn rằng trong cuộc sống có rất nhiều chuyện bất ngờ có thể ập đến và bạn cần phải có một số tiền sẵn để giải quyết vấn đề đó. Tình trạng xấu nhất có thể xảy ra đó chính là thất nghiệp, khi không có công việc đồng thời không có bất kỳ khoản dự phòng nào sẽ khiến bạn lâm vào tình cảnh túng thiếu thậm chí là nợ nần.
Chiếc hộp này dành cho các mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn hoặc dài hạn như đầu tư, kinh doanh, mua nhà, mua xe,… Bạn cũng có thể tiết kiệm cho những mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao kiến thức và chuyên môn cho bản thân.
>>> Tham khảo thêm: “Các bước lên kế hoạch tiết kiệm tiền cho gia đình”
Tiết kiệm tiền là một thói quen tốt và có thể đem lại nhiều lợi ích cho bạn. Vậy nên hãy lên kế hoạch tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt và hãy cố gắng duy trì thói quen này mỗi ngày để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.
Đo lường sự thành công của văn hóa công ty không chỉ đơn thuần là nhìn vào lợi nhuận, mà…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng nhưng không hề đơn giản. Nhiều…
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách,…
Việc chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1 không chỉ là mua sắm đồ dùng học tập mà…
Chương trình ngoại khóa là một phần quan trọng trong giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện…
Tìm được cách quản lý nhân sự hiệu quả là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự…