Xã hội phát, kinh tế phát triển thì việc quản lý tài chính, tiết kiệm chi phí cần được lên kế hoạch và tỉ mỉ hơn. Nhất là khi đối với thế hệ Gen Z bây giờ, thế hệ luôn sống hết mình cho hôm nay còn ngày mai đến thì tính sau. Chính vì vậy mà vấn đề chi tiêu của những người trẻ chúng ta luôn rơi vào trạng thái hết tiền. Vậy nên chúng ta cần phải học cách chi tiêu hợp lý, linh hoạt tránh lãng phí. Hãy cùng với chúng tôi tìm ra 4+ giải pháp tiết kiệm tiền thông minh dành cho Gen Z ngay trong bài viết này nhé.
Theo các chuyên gia, vấn đề kỷ luật trong tài chính cá nhân là một yếu tố vô cùng quan trọng và nó càng quan trọng hơn khi cuộc sống và tài chính xã hội đang thay đổi liên tục. Với việc thiết lập kế hoạch tài chính, Gen Z có thể kiểm soát được cuộc sống của mình bằng việc có thể theo dõi, chia tỷ lệ chi tiêu, ngân sách và từ đó luôn kiểm soát được tình hình tài chính của mình.
Một lời khuyên cho Gen Z đó chính là tiết kiệm và lên kế hoạch đầu tư cho mình. Có thể phân bổ ra thành các quỹ khác nhau như, các quỹ cố định, quỹ linh hoạt và quỹ đầu tư để gia tăng tài sản cho mình. Việc đặt ra mục tiêu, chia ra các quỹ khác nhau như vậy sẽ giúp Gen Z định hướng được những chi tiêu của mình sao cho hợp lý nhất. Nhưng song hành với việc đó thì Gen Z cần phải nghiêm chỉnh thực hiện nó, nói cách khác là không để bản thân phải bị cám dỗ bởi những sự xa hoa, mới mẻ của xã hội và phải thường xuyên theo dõi tài khoản của mình.
Quỹ khẩn cấp còn được gọi là quỹ đề phòng, nhằm ví dụ như đại dịch covid đến khiến nhiều người bị mất việc, kinh tế khó khăn thì quỹ này như một vị cứu tính. Các cố vấn tài chính đưa ra lời khuyên cho chúng ta nên dành ít nhất 6 tháng tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp này, đề phòng mọi trường hợp xảy ra.
Gen Z cần có thói quen tiết kiệm thiết lập quỹ này ngay từ sớm, vì như vậy sẽ giúp Gen Z cảm thấy tự tin đầu tư và bứt phá, tạo nhiều cơ hội lựa chọn thú vị cho tài chính của mình.
Đây là một phương pháp giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tài chính của mình. Bạn có thể biết mình sẽ có bao nhiêu tiền chi tiêu cho từng việc và việc nào cần thiết, việc nào chưa thật cần thiết.
Theo đó, chúng ta nên sử dụng tiền vào những việc cần thiết như tiền thuê nhà, tiền học phí, điện nước là những chi phí cố định mà chúng ta cần quan tâm. Chi phí dành cho mua sắm, đi lại là những chi phí không cố định và chúng ta cần cân nhắc khi chi tiêu vào những chi phí không cố định này.
Xem thêm >>> Chia sẻ các cách giúp bạn tiết kiệm tiền thành công
Hãy để chiếc ví của chúng ta không ở trong tình trạng đói thì chúng ta cần phải cài đặt hạn mức chi tiêu. Nghe có vẻ rất khó nhưng thật ra khi chúng ta vạch rõ được hạn mức chi tiêu trong giới hạn cho phép thì việc mua sắm không cần thiết có thể được dừng lại ngay.
Vậy chúng ta cần đặt hạn mức chi tiêu sao cho đúng? Việc bạn cần làm đó liệt kê nguồn thu nhập của mình, sau đó liệt kê ra các chi phí cố định mà bạn cần phải thanh toán. Số tiền còn lại, bạn có thể đặt hạn mức chi tiêu khoảng 30 – 50% và không được chi tiêu quá hạn mức này. Như vậy, bạn vừa có thể tiết kiệm được một khoảng tiền nhất định vừa có thể kiểm soát dòng tiền thu – chi của mình một cách rõ ràng.
Trên đây là 4 giải pháp tiết kiệm tiền thông minh mà thế hệ Gen Z có thể tham khảo và áp dụng ngay. Hãy là một người tiêu dùng thông minh, là một nhà quản lý tài chính tài ba để có thể theo kịp sự phát triển của xã hội.
Đo lường sự thành công của văn hóa công ty không chỉ đơn thuần là nhìn vào lợi nhuận, mà…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng nhưng không hề đơn giản. Nhiều…
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách,…
Việc chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1 không chỉ là mua sắm đồ dùng học tập mà…
Chương trình ngoại khóa là một phần quan trọng trong giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện…
Tìm được cách quản lý nhân sự hiệu quả là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự…