Hiện nay, chương trình học STEM dần trở thành một xu hướng giáo dục mới được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Vậy STEM là gì? Chương trình học này có thể áp dụng ngay tại nhà được hay không? Xin mời các bố mẹ cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra những phương pháp có thể ứng dụng dạy cho trẻ ngay tại nhà một cách hiệu quả nhất nhé. 

Chương trình học STEM là gì?

Chương trình học STEM giúp trẻ rèn luyện tư duy logic

STEM là từ viết tắt của 4 chữ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Chương trình học STEM được triển khai như kiểu liên ngành để học sinh có thể liên kết giữa học và thực hành với các môn học trên. 

Rất dễ bị hiểu lầm giữa “liên ngành” và “đa ngành”, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Liên ngành là sự liên kết giữa các ngành lại với nhau và lồng ghép các kiến thức một cách logic nhưng vẫn giữ được sinh động để tạo sự hứng thú học tập cho các bé. Còn đa ngành là giảng dạy nhiều môn học khác nhau. 

Có thể hiểu được khi tham gia chương trình học STEM thì các bé có thể áp dụng những kiến thức trên sách vở, lý thuyết vào cuộc sống thực tiễn của mình. Với chương trình giáo dục này luôn khuyến khích sự sáng tạo trong tư duy của trẻ. Ngoài ra, giúp cho trẻ tự tin và xử lý vấn đề xung quanh mình tốt hơn. Từ đó, rèn luyện cho các bé những kỹ năng sống để có thể phát triển một cách toàn diện.

Dạy chương trình học STEM cho trẻ ngay tại nhà một cách hiệu quả

Đối với những trẻ chưa đến tuổi đi học

Rèn luyện sự tin ở trẻ là một phương pháp giáo dục STEM

Đối với chương trình học STEM thì có thể áp dụng ngay cả khi bé chưa độ tuổi đến trường, không bao giờ là quá sớm nên bố mẹ có thể yên tâm áp dụng đối với trẻ dưới 3 tuổi. STEM lúc này sẽ rèn luyện cho bé một thái độ tự tin. Vào giai đoạn này là trẻ đã biết và muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình, bố mẹ nên tạo cho bé cơ hội để phát triển tốt hơn. Ví dụ như việc bạn tặng cho bé những món đồ chơi thu hút sự chú ý của bé từ khi bé biết đi. Hoặc những đồ vật như quả dâu, giấy có màu sắc, chai nước,… sẽ giúp cho bé hứng thú hơn những món đồ chơi nhựa bình thường. 

Đối với trẻ mầm non và tiểu học

STEM dạy cho trẻ sự kiên nhẫn

Khi đến giai đoạn trẻ đến trường thì bạn có thể áp dụng chương trình học STEM và phương pháp khoa học mang tính logic để có thể nâng cao được kỹ năng của bé. Giống như việc bạn đặt câu hỏi để bé tự mình trả lời hoặc hãy thử cho bé giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó như: 

>>> Tham khảo thêm: Phương pháp dạy học STEM tại các trường quốc tế

Cùng con giải quyết vấn đề

Hãy sử dụng món đồ chơi để có thể đặt ra những câu hỏi mở cho bé như là “Xe nào sẽ chạy nhanh hơn? Xe đua đồ chơi hay xe tải đồ chơi của con?”. Sau đó, hãy cùng bé giải quyết câu hỏi bằng cách đưa ra những gợi ý như cho hai xe chạy thử để biết được đáp án. Con sẽ học được cách tự mình giải quyết những câu hỏi hay vấn đề xảy ra trong cuộc sống. 

Tập cho trẻ đưa ra giả thuyết và tự thử nghiệm

Hãy lập luận vấn đề với trẻ như một nhà khoa học nghiên cứu nên trước tiên cần phải đưa ra những phỏng đoán, giả thuyết rồi hẳn rút ra kết luận. 

Cũng là so sánh tốc độ giữa hai chiếc xe đấy. Bạn hãy đặt ra câu hỏi để bé phải phỏng đoán như “Cái nào sẽ chạy nhanh hơn?. Sau đó, cung cấp những thông tin, dụng cụ, vật liệu cần thiết để bé có thể kiểm tra được sự phỏng đoán của mình. Có thể giúp cho con đưa ra thêm những phương án khác như so sánh tốc độ trên các nền khác nhau: dưới đất, trên thảm,…. 

Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn

Tập cho trẻ thói quen ghi lại những kiến thức được học

Không nhất thiết con phải chép từng chữ mà con được dạy, hay những kiến thức lý thuyết. Hãy tập cho trẻ vẽ ra những mô hình, bức tranh,… những gì đã xảy ra trong thí nghiệm và ghi lại kết quả của các thí nghiệm đó. Các bạn không cần phải bắt buộc trẻ trình bày quá đẹp, hay khuyến khích trẻ thể hiện lên giấy những gì trẻ hiểu sau bài học đấy. Đây cũng là một cách để bé con nhà bạn có thể tự mình phát triển tư duy logic. 

Dạy cho trẻ chấp nhận trước thất bại

Hãy chuẩn bị cho các bé tinh thần dám đương đầu thất bại, đứng lên và không bao giờ bỏ cuộc. Sau mỗi cuộc thí nghiệm bạn hãy cho con chia sẻ những điều con đã học. Nếu như thí nghiệm đấy không thành công thì bạn có thể động viên bé bằng cách cùng con tìm ra thêm nhiều phương án khác để hoàn thành thí nghiệm. Hãy dạy cho trẻ biết rằng sự thất bại là một bước tiến để đi đến thành công. 

Kết,

Bài viết trên chỉ là một số gợi ý nhỏ để bạn có thể giúp cho trẻ phát triển tư duy logic và khoa học ngay tại nhà. Trên thực tế sẽ phụ thuộc vào địa điểm và thời gian cụ thể để bạn có thể áp dụng chương trình học STEM giúp chúng trở nên sinh động hơn. Mục tiêu của chương trình này là “giải quyết vấn đề” và “sự phỏng đoán điều gì sẽ xảy ra”. Hi vọng với bài viết trên bố mẹ có thể nắm được thêm một số phương pháp STEM và áp dụng cho bé nhà mình nhé! 

>>> Xem thêm: Chương trình học tại trường quốc tế Việt Úc