Hầu hết các doanh nhân nổi tiếng ngoài việc kinh doanh thì còn là những “bậc thầy” trong việc quản lý tài chính. Robert Kiyosaki từng nhận định rằng: “Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền. Làm thế nào để tiền phục vụ bạn và để tiền có thể sinh thêm tiền”. Vậy nên bài viết này sẽ hướng dẫn bạn phương pháp quản lý tài chính. Để có thể chọn được phương pháp phù hợp và hiệu quả.
Để quản lý dòng tiền cá nhân được hiệu quả. Các chuyên gia tài chính thường áp dụng các phương pháp sau đây:
Bạn nên kiểm soát các khoản chi tiêu hàng ngày, hàng tháng và hàng năm. Điều này là để biết bản thân đã xài tiền cho những khoản gì. Đối với những khoản mà bạn thấy không cần thiết. Bạn có thể cắt giảm bớt, còn đối với những khoản quan trọng thì có thể đầu tư thêm.
Tùy thuộc vào mục đích mà bạn có thể đặt mục tiêu quản lý tài chính ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Bạn cần lên một kế hoạch rõ ràng, theo trình tự chi tiết để bản thân có thể nghiêm túc thực hiện theo.
Lời khuyên từ các chuyên gia tài chính cho các bạn trẻ là không nên chi tiêu nhiều hơn 10% cho các hoạt động mua sắm, ăn uống và giải trí. Có rất nhiều bạn trẻ ngày nay sẵn sàng chi ra số tiền hàng triệu đồng để mua 1 chiếc túi. Hay 1 đôi giày trong khi thu nhập chưa tốt. Việc chi tiền để chiều theo sở thích cá nhân là “dễ dãi” với bản thân. Điều này về lâu dài sẽ gây ra tình trạng khó kiểm soát, khống chế lại ham muốn của bản thân. Hậu quả là thâm hụt tiền vào cuối tháng và nợ nần ngày càng nhiều. Vậy nên hãy tập một kỷ luật chi tiêu hợp lý. Và chi tiêu sao cho phù hợp với thu nhập và khả năng tài chính của bản thân.
Việc mua sắm và tiêu xài quá đà vào đầu tháng. Đây là nguyên nhân giữa tháng hết tiền phải mượn tiền người khác để “duy trì cuộc sống” đến cuối tháng. Rồi đầu tháng sau sẽ trả nợ dường như đã là tình trạng chung của nhiều người trẻ hiện nay. Nó như là một vòng tròn cứ lặp đi lặp lại rất khó để thoát ra. Chính vì thế cần cố gắng thắt chặt chi tiêu để thoát khỏi cảnh nợ nần. Hơn nữa hãy tự chủ và chủ động trong cuộc sống đừng để bị người khác chi phối và áp lực do nợ.
Tạm biệt vòng xoáy nợ nần
Không quá khó để tìm kiếm một phương pháp quản lý và chi tiêu tài chính. Nhưng 2 phương pháp sau được đánh giá là hiệu quả và được nhiều người áp dụng nhất.
Nguyên tắc 50-20-30 sẽ phân chia thu nhập của bạn vào 3 nhóm chính. Với tỷ lệ 50% – 20% – 30%, cụ thể như sau:
Bạn sẽ dành 50% nhu nhập của mình cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Chẳng hạn như học tập, làm việc, ăn ở, điện nước,… Cần lên kế hoạch quản lý chi tiêu sao cho tổng chi tiêu dành cho các khoản thiết yếu không được vượt quá 50% thu nhập.
Bạn sẽ trích ra 20% thu nhập để tiết kiệm và đầu tư sinh lời cho tương lai. Tiết kiệm là một điều cần thiết cho tất cả mọi người đặc biệt là các bạn trẻ. Hãy biến nó thành một thói quen tốt đảm bảo an toàn cho tương lai. Tuy nhiên không nên để tiền một chỗ mà hãy dành ra một khoản để đầu tư mạo hiểm. Việc đầu tư này có thể sinh lời và giúp bạn tăng thu nhập.
Nhu cầu cá nhân như du lịch, mua sắm, vui chơi, giải trí,… Chắc chắn không thể thiếu vì nó giúp nuôi dưỡng đời sống tinh thần để làm việc hiệu quả và tốt hơn. Việc chi tiêu của nhóm này cũng khá linh hoạt và nó phụ thuộc vào tùy nhu cầu cũng như tùy công việc.
Quản lý tiền với nguyên tắc 6 cái lọ, là bạn sẽ chia nhỏ thu nhập của mình thành 6 khoản với những mức tỷ lệ và chức năng riêng, phụ thuộc vào mức độ cần thiết, cụ thể như sau:
Khoản tiền này sẽ được dùng cho chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể hình dung đây là các khoản để duy trì cuộc sống. Ví dụ như tiền nhà, tiền ăn, tiền xăng xe đi lại, mua sắm nhu yếu phẩm cần thiết hàng tháng,…
Đây là khoản tiền dành cho sở thích cá nhân được sử dụng để đầu tư sinh lời. Quỹ này được sử dụng với mục đích tiền đẻ ra tiền để tạo nên nhiều nguồn thu hơn cho bạn.
Việc học tập, rèn luyện và tiếp thu thêm kiến thức để nâng cao kỹ năng, phát triển và hoàn thiện bản thân là phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chính vì thế quỹ này sẽ được sử dụng cho các khóa học, các buổi đào tạo những kỹ năng cần thiết, hoặc tiền mua sách vở, đồ dùng, dụng cụ,…
Qũy này được dành ra cho những kế hoạch và mục tiêu dài hạn của mỗi cá nhân. Bạn sẽ được tận hưởng số tiền lớn sau một thời gian dài tiết kiệm.
Sau những giờ làm việc và học tập chăm chỉ và căng thẳng. Bạn cần được chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng các chuyến du lịch, mua sắm, ăn uống vui chơi cùng bạn bè, người thân hoặc tận hưởng tại spa, thẩm mỹ,…
Cuối cùng, đây là khoản tiền bạn sẽ dành để giúp đỡ hoặc tặng cho người khác. Chẳng hạn như người thân, gia đình, hoặc những người kém may mắn cần được giúp đỡ. Cho đi để học cách đồng cảm, sẻ chia và yêu thương nhiều hơn.
Ở trên là những phương pháp và quy tắc quản lý tài chính phổ biến. Mặc dù đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng thành công. Vậy nên hãy tự đúc kết cho mình một phương pháp quản lý tài chính thông minh và hiệu quả đối với bản thân. Chúc bạn mau chóng dư dả về tài chính và không quá áp lực trong việc chi tiêu và thành công trong việc quản lý dòng tiền.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi không chỉ giúp trẻ trở nên tự lập, tự tin mà…
Khi quyết định cho con theo học tại một trường mầm non quốc tế, nhiều phụ huynh thường băn khoăn…
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, việc chuẩn bị cho các kỳ thi quốc tế trở…
Trong thời đại 4.0, giáo dục giới tính trở thành một chủ đề ngày càng quan trọng, không chỉ vì…
Trường mầm non song ngữ quận 7 đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều phụ huynh trong bối…
Đo lường sự thành công của văn hóa công ty không chỉ đơn thuần là nhìn vào lợi nhuận, mà…