Lên báo cáo tài chính là công việc quen thuộc của kế toán, nhưng không phải ai cũng nắm được các bước chính xác, hiệu quả. Vậy phải làm thế nào để hạn chế tối đa rủi ro sai sót? Vậy nên bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn 7 bước lập báo cáo tài chính cho người mới.
Chứng từ kế toán là các tài liệu phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Nó bao gồm hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào, sổ phụ ngân hàng, sổ quỹ, bảng chấm công, bảng lương, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hồ sơ tài sản,… Trước tiên, để phản ánh được tình hình doanh nghiệp kế toán cần phải thu thập tất cả các loại chứng từ kế toán và phải sắp xếp chúng sao cho logic, khoa học. Bạn phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ trong quá trình sắp xếp.
Việc sắp xếp chứng từ cần được thống nhất trong cả năm tài chính. Nó phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Những chứng từ gốc như hóa đơn đầu ra, đầu vào thì gốc sẽ kẹp cùng chứng từ hạch toán hay sắp xếp theo danh mục bảng kê thuế. Bên cạnh đó cũng cần các chứng từ đi kèm chứng từ hạch toán.
Sau khi đã thu thập và sắp xếp các chứng từ kế toán. Nhiệm vụ tiếp theo đó chính là ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ đó vào sổ sách kế toán. Hành động này nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Kế toán viên cần thực hiện kiểm tra dựa trên những chứng từ kế toán đã sắp xếp trước đó.
Hoạch toán là bước tiếp theo sau khi sắp xếp chứng từ kế toán, các nghiệp vụ cần hoạch toán có thể là nhập phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi, báo có, báo nợ,… Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, đối với các chứng từ còn thiếu sót, doanh nghiệp cũng cần tiến hành hoàn thiện chúng theo quy định của pháp luật về kế toán, thuế.
Tiếp theo, kế toán phân bổ một số nghiệp vụ đặc thù theo thời gian tháng hoặc quý. Các nghiệp vụ phát sinh bao gồm chi phí trả trước, chi phí khấu hao, công cụ dụng cụ,… đều cần được phân loại rõ ràng để giúp việc kê khai báo cáo tài chính được chuẩn chỉnh.
Sau khi hạch toán và hoàn thiện hồ sơ, chứng từ, kế toán tiến hành rà soát lại các nghiệp vụ phát sinh để tổng hợp thông tin kê khai một cách chính xác. Có nhiều phương pháp thực hiện. Tuy nhiên phương pháp phân nhóm tài khoản được xem là cách rà soát kỹ càng và dễ phát hiện sai lệch nhất. Trong đó, có thể rà soát theo nhóm phân loại sau:
Có một lưu ý rằng nếu phát hiện ra sai sót thì kế toán cần phải tìm hiểu nguyên nhân và phải tìm cách điều chỉnh lại ngay để đảm bảo tính chính xác trong quá trình kê khai báo cáo tài chính.
Sau các bước rà soát kỹ lưỡng, công việc tiếp theo kế toán cần tiến hành bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lỗ lãi để đảm bảo không có số dư ở cuối kỳ.
Kế toán viên thực hiện lập báo cáo tài chính:
Sau khi lập xong báo cáo tài chính và các báo cáo quyết toán thuế thì kế toán viên tiến hành “kết xuất XML”. Sau đó, kế toán lưu file kết xuất để làm dữ liệu nộp cơ quan thuế theo quy trình nộp báo cáo mới nhất áp dụng.
Sau khi hoàn thiện bước 6 trên thì quy trình lập báo cáo tài chính đã hoàn tất. Tiếp theo, tổ chức, doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hãy in ấn, lưu hồ sơ để tránh trường hợp bị mất dữ liệu.
>>> Xem thêm: “Cách lập báo cáo tài chính cho người mới bắt đầu”
Nội dung trên miêu tả đầy đủ 6 bước lập báo cáo tài chính hoàn chỉnh. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có kiến thức cơ bản về lập báo cáo tài chính cho người mới. Để tìm hiểu kĩ hơn về lĩnh vực này bạn có thể tham khảo tại đây.
Đo lường sự thành công của văn hóa công ty không chỉ đơn thuần là nhìn vào lợi nhuận, mà…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng nhưng không hề đơn giản. Nhiều…
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách,…
Việc chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1 không chỉ là mua sắm đồ dùng học tập mà…
Chương trình ngoại khóa là một phần quan trọng trong giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện…
Tìm được cách quản lý nhân sự hiệu quả là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự…