Tiếng Anh đang dần trở thành một ngôn ngữ phổ biến. Nhưng để chinh phục nó và có thể dùng nó để giao tiếp như tiếng mẹ đẻ thì không phải là chuyện đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh cho người đi làm tại tphcm. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Xây dựng kế hoạch học tiếng Anh cho bản thân

Học bất kì một ngôn ngữ nào bạn cũng phải cần đến sự kiên trì, nỗ lực và cố gắng hằng ngày. Bạn phải tự mình xây dựng một kế hoạch học thật chi tiết và tạo cho mình thói quen học mỗi ngày. Bạn phải cứng rắn với bản thân mình hơn, đừng học theo cảm tính tức là đợi đến lúc có hứng thú mới thực sự bắt đầu. Học như vậy sẽ làm bạn nhanh chán, dễ quên và không bao giờ có được kết quả tốt. 

Bạn có thể vạch ra cho mình một thời gian biểu cụ thể. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để học giao tiếp. Tuy nhiên, đừng ép bản thân mình nhồi nhét quá nhiều kiến thức, bạn phải nắm thật vững kiến thức này rồi mới chuyển qua kiến thức mới để khi gặp lại bạn vẫn ghi nhớ được những kiến thức cũ đó. Bạn cũng có thể chia nhỏ bài học ra từng ngày, ví dụ hôm nay bạn học nói thì hôm sau sẽ học từ vựng, lưu ý là bạn vẫn nên ôn lại những kiến thức cũ trước khi chuyển qua kiến thức mới nhé! Ban đầu sẽ có thể khiến bạn hơi chán nản nhưng nếu cố gắng và nỗ lực đến cùng chắc chắn bạn sẽ thấy khả năng ngoại ngữ của mình tăng lên rất nhiều. 

Lập kế hoạch chinh phục tiếng Anh dành cho người đi làm tại tphcm

2. Duy trì việc Nghe tiếng Anh mỗi ngày

Học bằng tai là phương pháp học ngoại ngữ hiện đại và hiệu quả nhất. Lúc đầu bạn có thể gặp khó khăn trong việc nghe nhưng nếu duy trì mỗi ngày thì chắc chắn khả năng nghe của bạn sẽ được cải thiện. Bạn có thể kết hợp việc học nghe với việc giải trí bằng cách xem phim sitcom, các gameshow, các chương trình giải trí nước ngoài… hay chỉ đơn giản là nghe một đoạn hội thoại ngắn, một bản nhạc mà bạn thực sự yêu thích.

Học nghe bằng cách này bạn sẽ cảm nhận thực tế hơn cũng như làm quen dần với tốc độ mà người bản ngữ nói. Nên nhớ là khi nghe cũng cần phải hiểu tường tận tất cả các vấn đề mà bạn nghe được. Bạn có thể nghe bản Tiếng Anh không kèm phụ đề trước rồi tự đoán câu chuyện và ngữ cảnh đang xảy ra, sau đó nghe lại bằng bản có phụ đề để biết được kết quả chính xác. 

Ngoài việc luyện nghe qua sách vở, thì việc học tiếng Anh cho người đi làm tại tphcm càng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cuối tuần rảnh rỗi, các bạn có thể tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh dành cho mọi lứa tuổi tại các công viên. Nơi đây, bạn có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân cũng như giao lưu, học hỏi, trao đổi vốn tiếng Anh với tất cả mọi người, đặc biệt là cơ hội giao tiếp với người nước ngoài. 

>>> Xem thêm Câu lạc bộ tiếng Anh cho người đi làm tại tphcm: https://www.britishcouncil.vn/hoc-tieng-anh/tieng-anh-nguoi-lon/tieng-anh-cho-nguoi-di-lam

3. Hiểu đúng bản chất của ngôn ngữ

Trong Tiếng Anh thường có rất nhiều từ lóng, thành ngữ hoặc châm ngôn… Vì vậy, bạn nên sưu tầm, ghi nhớ và sử dụng chúng trong những tình huống cụ thể. Quan trọng là bạn phải nắm chắc ý nghĩa, cũng như phát âm sao cho đúng để ghi gặp trực tiếp bên ngoài bạn có thể vận dụng được. 

Tiếng Anh dành cho người đi làm tại tphcm

Mỗi từ ngữ trong quá trình học tiếng Anh được chứa đựng bên trong từng liên kết thần kinh (neural pattern) trong não bộ của những người học. Ví dụ: Từ “dog” có chứa một phần nhỏ liên quan đến những con chó mà người học đã từng nhìn thấy, nghe thấy hay đọc về chúng. Nó được hình thành bởi hàng nghìn trải nghiệm mà chúng ta chưa bao giờ cùng chia sẻ, ấy vậy trẻ vẫn có thể nói chuyện về “dog” và bộ não của bạn vẫn sẽ sáng lên từ “dog”  gẩn như theo cùng một cách giống nhau.

Từ ngữ, xét cho cùng, thực ra chính là thứ mà bộ não dùng chung của tất cả chúng ta. Trong cùng một nhóm, chúng ta chỉ vào các sự vật và nói ra từ tương ứng, cho đến khi trí óc và não bộ điều chỉnh khớp với nhau. Điều này cũng giống như một dàn nhạc khổng lồ gồm những người chơi vĩ cẩm ở Los Angeles không thể nào nghe được những người chơi vĩ cầm ở Pennsylvania, nhưng họ vẫn có thể hòa âm hoàn hảo với nhau. Thật không thể tin nổi!

Và các hợp âm mà chúng ta chơi cũng không hề đơn giản; chúng chứa hàng nghìn các nốt nhạc, kết nối âm thanh, cách viết, ý nghĩa và ngữ pháp. Ngữ pháp cung cấp các nốt thấp nhất: Chúng ta sẽ không bao giờ nói về “an dog” hay “dog”, như khi nói về “an elephant” hay “beer”. Đây là ngữ pháp của từ “a dog”, và nó rung lên trong đầu – một âm nhói cao, kéo dài, vang lên từ phía dàn vi-ô-lông.

Các âm và các quy cắc chính tả cũng đang được chơi, tất nhiên rồi. Chúng có lẽ đến từ dàn sáo gỗ, và nói với chúng ta hay trẻ rằng hãy viết “d-o- g-s”và nói “dawgz”, mà chẳng cần mất tới một giây suy nghĩ.

Ý nghĩa của từ ngữ đóng vai trò như giai điệu của bản giao hưởng, và nó cũng không phải là một bài hát ngắn, đơn giản; đó là một tập hợp chói tai của hình ảnh, các câu chuyện và cả những từ có liên quan khác. Ví dụ như khi ai đó chỉ tay đến một quả bóng nhỏ lông xù và nói “dog”, và bạn sẽ đổng ý. Bạn sẽ nói. “That is a dog” Sau đó, người khác chỉ một con giống Great Dane khổng lồ và nói “dog”, và bạn vẫn sẽ đồng ý. Chúng ta thậm chí có thể nói những câu như “In a remarkable display of dogged determination, he won the race” và những người ở cấp độ cao hơn vẫn sẽ hiểu, ngay cả trong trường hợp không có con chó nào thực tế trong câu chuyện của bạn.

Ngoài khoảng 20 định nghĩa về từ “dog” còn có vô số những từ ngữ họ hàng khác của nó.  Tất cả những mảnh ghép này – các mẫu ngữ pháp, phát âm, cách viết, ý nghĩa và các từ ngữ có liên quan – được chứa trong một bản giao hưởng khổng lồ có tên “dog”. Và ngay khi bạn nói rằng sobaka là từ tiếng Nga cho “dog”, thì toàn bộ bản giao hưởng này sẽ sụp đổ thành một tiếng tù và solo lạc âm.

Đây là những chia sẻ thú vị về ngôn ngữ và sự vận hành của thần kinh trong quá trình học ngôn ngữ phải không nào? Ngoài những thông ti trên, các bạn có thể tham khảo thêm một vài phương pháp học tiếng Anh khác ngay tại đây nhé!