Chứng khoán phái sinh đang là thị trường đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư bởi khả năng sinh lời hiệu quả. Tuy nhiên, để bắt đầu tham gia vào thị trường này bạn cần phải có cho mình một lượng kiến thức vừa đủ để đầu tư. Và câu hỏi nhận được thắc mắc nhiều nhất từ nhà đầu tư là cách sử dụng bảng giá chứng khoán như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về cách đọc bảng giá chứng khoán phái sinh đơn giản nhất, cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu chứng khoán phái sinh?
Chứng khoán phái sinh là như thế nào?
Đầu tiên bạn cần hiểu chứng khoán phái sinh là gì? Bản chất của phái sinh là công cụ tài chính được giao dịch trực tiếp tại thị trường chứng khoán Việt Nam được phổ biến trong vài năm gần đây. Chúng tồn tại dưới dạng hợp đồng có tên gọi là hợp đồng phái sinh, thể hiện những thoả thuận giữa hai bên người mua và người bán về một mức giá tại một thời điểm nhất định. Các thoả thuận đó sẽ được dựa trên chỉ số cơ bản của loại chứng khoán cơ sở, một hàng hoá nào đó.
Bảng giá chứng khoán phái sinh có thể xem ở đâu?
Tại mỗi sàn giao dịch chứng khoán và công ty môi giới chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch phái sinh và đều sẽ bảng một bảng hệ thống giá trực tuyến. Các bảng giá chứng khoán trực tuyến đều cung cấp thông tin, khối lượng giao dịch cũng như giá cả kịp thời để nhà giao dịch đầu tư nắm bắt và đưa ra quyết định cho việc mua bán. Tất cả các dữ liệu sẽ được cập nhật trực tiếp từ các sàn giao dịch HOSE và HNX. Để có thể biết được cách đọc bảng giá chứng khoán phái sinh bạn cần phải nắm rõ một số thuật ngữ thường dùng trong giao dịch.
Bạn cần phải nắm một số thuật ngữ trong giao dịch phái sinh
Các loại thuật ngữ về hợp đồng và giao dịch phái sinh
Mã hợp đồng
Mỗi một sản phẩm chứng khoán đều sẽ có một mã riêng và được đặt theo tên chứng khoán đó. Ví dụ như sản phẩm phái sinh: VN30F2110, VN30F2112,…
Khớp lệnh
Khớp lệnh khi bên mua chấp nhận mức giá mà bên bán đã đưa ra. Khi giao dịch không cần phải xếp hàng chờ lệnh mua mà bạn có thể mua trực tiếp bằng giá bán đang được treo. Ngược lại nếu bên bán chấp nhận giá mua mà bên mua đang treo lệnh thì bán bằng mức giá bên mua đang treo.
Bên mua
Chúng ta sẽ thấy bảng giá có 3 cột ở bên mua bao gồm giá và khối lượng được xếp lần lượt theo thứ tự sau:
- Giá mua cao nhất: Giá 1 + KL1
- Giá mua thứ hai: Giá 2 + KL2
- Tương tự Giá mua thứ ba là Giá 3 + KL3
Bên bán
Chúng ta cũng sẽ thấy hiển thị 3 cột ở bên bán gồm giá và khối lượng được xếp lần lượt theo thứ tư:
- Giá bán thấp nhất: Giá 1 + KL1
- Giá bán thấp thứ hai: Giá 2 + KL2
- Cuối cùng là giá bán thứ thứ ba: Giá 3 + KL3
Tổng KL khớp: Thể hiện tổng số lượng của hợp đồng khớp lệnh tại phiên giao dịch hôm đó
Cao, thấp: Đây là thể hiện giá khớp lệnh ở mức giá trị cao nhất và thấp nhất trong phiên giao dịch đó, nhưng có thể đó không phải là giá sàn hay giá trần.
ĐTNN, NN mua và NN bán: Hiển thị khối lượng hợp đồng giao dịch mà các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch tại phiên đó.
Các loại thuật ngữ về giá
Thuật ngữ về giá trong giao dịch
Giá sàn: Giá sàn thường có màu xanh, đây là mức giá thấp nhất của một hợp đồng được giao dịch trong phiên giao dịch đạt được.
Giá trần: Giá trần thường có màu tím, đây là mức giá cao nhất của một hợp đồng được giao dịch tại phiên giao dịch đạt được.
Giá màu xanh: Hiển thị mức giá hiện tại cao hơn mức giá tham chiếu nhưng chúng không phải là giá trần.
Giá màu đỏ: Hiển thị mức giá hiện tại thấp hơn mức giá tham chiếu nhưng chúng không phải giá sàn.
>> Xem thêm: Cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản mà hiệu quả
Bài viết trên là hướng dẫn về cách đọc bảng giá chứng khoán phái sinh và giải thích một số thuật ngữ thường gặp trong bảng giá. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt được những kiến thức hữu ích khi bắt đầu tham gia thị trường phái sinh cũng như đầu tư đúng đắn nhất!