Kỹ năng sống là những điều cần được trang bị bên cạnh kiến thức trogn sách vở. Do đó, các bậc phụ huynh cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ từ khi còn nhỏ để con có thể ứng phó với các tình huống một cách linh hoạt. Vậy cùng mình tìm hiểu các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học dưới đây nhé.
Để trẻ phát triển toàn diện, thì không chỉ tập trung bổ sung kiến thức sách vở, xã hội mà những kỹ năng sống còn giúp trẻ biết cách làm việc hiệu quả hơn, giao tiếp xã hội. Nếu được rèn luyện những kỹ năng mềm từ nhỏ giúp trẻ tự tin, tự lập, hoạt bát hơn. Bất kể làm việc gì cũng cần thời luyện tập, tạo thành thói quen, kỹ năng sống cũng vậy. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần có sự kiên nhẫn khi hướng dẫn các con.
Ngay cả với người lớn cũng cần rèn luyện sự tự tin, đặc biệt là trước đám đông, bày tỏ quan điểm và ý kiến của mình. Việc giáo dục trẻ kỹ năng đứng trước đám đông giúp trẻ dễ hòa đồng, tự tin, không ngần ngại khám phá kiến thức mới.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng là bất kể ai cũng phải có. Kỹ năng giao tiếp hình thành từ nhỏ khi trẻ biết sử dụng tay chân để ra dấu hiệu cho ba mẹ, cho đến khi biết nói, trẻ bày tỏ mong muốn của mình. Cần cho trẻ tiếp xúc trong môi trường thoải mái, hòa đồng để rèn luyện con giao tiếp một cách tốt nhất và giúp ích khi con trưởng thành.
Học và làm việc tập thể là điều trẻ không thể tránh khỏi sau này. Việc trao đổi, thảo luận, cùng nhau đưa ra cách giải quyết vấn đề không hề dễ dàng. Chính vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm giúp trẻ biết cách đưa ra quan điểm, bảo vệ và biết lắng nghe ý kiến của người khác.
Rất nhiều phụ huynh chỉ quan tâm việc con học có giỏi không? Và có thể chiều theo mọi yêu cầu của trẻ. Đây là một thói quen xấu khiến trẻ ỷ lại, sống thụ động không biết quý trọng những gì đang có. Giáo dục bằng cách giao nhiệm vụ giúp đỡ công việc nhà cho ba mẹ để nhận được tiền ăn vặt, tiền công. Để trẻ hiểu trẻ hiểu được giá trị lao động và quý trọng những gì mình nhận được từ ba mẹ, ông bà,…
Trong tình hình xã hội phức tạp như hiện nay, việc dạy con cách tự vệ, bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm xung quanh là điều rất cần thiết. Thay vì nghiêm cấm hành vi hay các mối quan hệ nguy hại xung quanh con thì hãy con biết cách phòng tránh hay nhờ người khác giúp đỡ khi nguy cấp.
Kỹ năng này nên được dạy trẻ trước khi trẻ vào lớp 1 trẻ có thể tự ăn, cầm nắm các vật khi ăn ở trường học. Đồng thời chỉ cho trẻ những gì được ăn và không được ăn. Dạy kỹ năng trước ở nhà để yên tâm khi trẻ bước vào cấp 1.
Tập cho trẻ cách đi đứng, chào hỏi người lớn lễ phép, lịch sự, biết cảm ơn khi nhận quá từ người khác và biết xin lỗi khi phạm sai lầm,… Kỹ năng ứng xử là điều quan trọng để hình thành nên một nhân cách tốt. Và ba mẹ cần là tấm gương để trẻ noi theo, cần luyện tập hằng ngày để tạo thành thói quen tốt.
Khi trẻ mắc lỗi ba mẹ nên bình tĩnh, trách mắng, trừng phạt chỉ khiến trẻ lo sợ từ đó có thể hình thành thói quen nói dối, đổ lỗi cho người khác. Nên nhắc nhở nhẹ nhàng và quan trọng giải thích cho trẻ hiểu hành động sai của mình để trẻ tự sửa sai. Khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc, để biết con cảm nhận thế nào, đang gặp phải vấn đề gì để đưa ra giải quyết.
Ở độ tuổi tiểu học, trẻ phải biết cách mặc quần áo, mang giày và tự sắp xếp đồ đạc của riêng mình. Bên cạnh đó, trẻ phải chủ động trong việc vệ sinh cá nhân, tự ăn,… Mặc dù độ tuổi cấp 1 trẻ có thể tự làm được nhưng ba mẹ cũng nên luôn quan sát để chỉnh sửa tạo nên thói quen cho cuộc sống tự lập về sau.
>>> Xem thêm: Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mà cha mẹ nên biết
Bậc cha mẹ nào cũng yêu thương con cái, nhưng yêu thương như thế nào mới là tốt cho trẻ? Nếu trẻ tự ngã hãy để trẻ tự đứng lên, khi trẻ gào khóc đòi thứ mình muốn cũng cần bình tĩnh để giải quyết. Không phải lúc nào cũng đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Điều đó khiến trẻ ý lại, không biết mình tự vượt qua. Rèn cho trẻ khả năng tự lập, khắc phục từ những khó khăn nhỏ nhất.
Trẻ nhỏ là một trang giấy trắng, trẻ tò mò với mọi điều xung quanh, thích thú khám phá thế giới hay thắc mắc mọi hiện tượng, sự vật quanh mình. Chính vì vậy, tạo thói quen đặt câu hỏi với con hay khuyến khích con đặt câu hỏi rồi cùng nhau tìm câu trả lời để kích thích trí não của trẻ. Bên cạnh đó, tập thói quen đọc sách cho con chính là cách bổ sung kiến thức tốt nhất.
Chính nhờ vào các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học mà trẻ có thể phát triển toàn diện trở thành người tự tin, năng động đối mặt với thách, chủ động tìm tòi, học hỏi. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bậc phụ huynh có kiến thức nuôi dạy con tốt nhất.
Đo lường sự thành công của văn hóa công ty không chỉ đơn thuần là nhìn vào lợi nhuận, mà…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng nhưng không hề đơn giản. Nhiều…
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách,…
Việc chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1 không chỉ là mua sắm đồ dùng học tập mà…
Chương trình ngoại khóa là một phần quan trọng trong giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện…
Tìm được cách quản lý nhân sự hiệu quả là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự…