Kế toán cho người mới bắt đầu bao gồm các kiến thức cơ bản về kế toán. Trong đó, lập báo cáo tài chính trong kế toán là một mục quan trọng đòi hỏi bất kỳ kế toán nào cũng phải biết.

Các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính

Một báo cáo tài chính báo cáo các yếu tố căn bản:

  • Kế toán Tài sản ngắn hạn
  • Kế toán Tài sản dài hạn
  • Kế toán Nợ phải trả
  • Kế toán Vốn chủ sở hữu
  • Kế toán Doanh thu
  • Kế toán Chi phí
  • Kế toán Kết quả kinh doanh

Đây đều là các kiến thức cơ bản và trọng yếu về kế toán cho người mới bắt đầu.

Lập báo cáo tài chính trong kế toán cho người mới bắt đầu

Lập báo cáo tài chính trong kế toán cho người mới bắt đầu

Các nguyên tắc lập báo cáo tài chính

1. Nguyên tắc dồn tích: nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh và phải được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan..

2. Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần.

3. Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính, các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục cùng tính chất.

4. Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ một số trường hợp đặc biệt.

5. Nguyên tắc bù trừ: Nguyên tắc bù trừ tuân theo các phương pháp hạch toán, ghi nhận kế toán mà bất kỳ kế toán nào cũng phải biết từ lúc nhập môn Nguyên lý kế toán.

6. Nguyên tắc có thể so sánh: Nghĩa là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải trình bày các số liệu trên cơ sở có thể so sánh giữa các kỳ báo cáo.

Lập bảng báo cáo tài chính trong kế toán cho người mới bắt đầu

Lập bảng báo cáo tài chính trong kế toán cho người mới bắt đầu

Các bước lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính thường được các doanh nghiệp thực hiện sau khi hết một năm kế toán, thường được thực hiện vào cuối năm hoặc đầu năm sau đó. Lập báo cáo tài chính đòi hỏi độ chính xác rất cao, mà không phải bất kỳ kế toán nào cũng đáp ứng được.

Để việc lập báo cáo tài chính được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, MISA đã đề nghị một quy trình các bước lập báo cáo tài chính mà kế toán viên nên tuân theo:

1. Sắp xếp chứng từ kế toán

– Đây là thao tác đầu tiên giúp kế toán viên sắp đặt, phân loại logic chứng từ kế toán theo thứ tự thời gian để có được cái nhìn tổng thể cũng như phân chia công việc hợp lý.

– Kế toán viên có thể sắp xếp chứng từ kế toán theo quý hoặc theo tháng.

2. Hạch toán chi tiết nghiệp vụ kinh tế phát sinh

– Hạch toán là bước tiếp theo sau khi đã sắp xếp chứng từ kế toán. Các nghiệp vụ cần hoạch toán có thể là nhập phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi, báo có, báo nợ,…

– Trong quá trình hạch toán, đối với các chứng từ còn thiếu sót, doanh nghiệp cũng cần tiến hành hoàn thiện các chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, thuế.

3. Phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, quý

Tiếp theo, kế toán thực hiện việc phân bổ một số nghiệp vụ đặc thù theo thời gian tháng hay quý: chi phí trả trước, khấu khao, công cụ dụng cụ,…

Lập báo cáo tài chính trong kế toán cho người mới bắt đầu

Lập bảng báo cáo tài chính trong kế toán cho người mới bắt đầu

4. Soát xét tổng hợp theo từng nhóm tài khoản

Sau khi hạch toán và hoàn thiện hồ sơ, chứng từ, kế toán tiến hành soát xét lại các nghiệp vụ phát sinh. Có nhiều phương pháp thực hiện, tuy nhiên phương pháp phân nhóm tài khoản được xem là cách soát xét kỹ càng, dễ phát hiện sai lệch nhất.

Kế toán viên thực hiện các loại soát xét:

  • Soát xét hàng tồn kho
  • Soát xét công nợ phải thu, phải trả
  • Soát xét các khoản đầu tư
  • Soát xét các khoản chi phí trả trước
  • Soát xét doanh thu
  • Soát xét giá vốn
  • Soát xét chi phí quản lý

5. Các bút toán tổng hợp và kết chuyển

Sau khi đã soát xét kỹ lưỡng, kế toán tiến hành thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lãi lỗ đảm bảo các tài khoản đầu năm đến đầu năm không có số dư cuối kỳ

6. Thực hiện báo cáo tài chính

– Kế toán viên thực hiện lập báo cáo tài chính hoàn thiện:

  • Lập BCTC theo chế độ kế toán hiện hành.
  • Lập quyết toán thuế TNDN, TNCN.
  • Các báo cáo trên được lập trên phần mềm HTKK của cơ quan thuế yêu cầu bản mới nhất.

– Sau khi lập xong báo cáo tài chónh và các báo cáo quyết toán thuế thì kế toán viên tiến hành kết xuất ra excel để lưu tại máy, kết xuất file XML để nộp cơ quan thuế theo quy trình nộp báo cáo mới nhất áp dụng.

Lập báo cáo tài chính trong kế toán cho người mới bắt đầu

Kết

Để lập được một báo cáo tài chính hoàn chỉnh là chuyện không dễ dàng, nhất là nếu bạn chưa biết qua những kiến thức kế toán cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!