Vay theo lương hay vay thế chấp theo lương là hình thức vay vốn giúp ích cho các đối tượng khách hàng không có nhiều tài sản để chứng minh tài chính. Đây là hình thức thân thiện được nhiều khách hàng ưa chuộng, vậy vay qua bảng lương là gì? Ngân hàng nào uy tín để bạn vay? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Vay thế chấp sổ lương là gì?

Vay tín chấp theo lương là phương thức vay vốn không cần chứng minh tài sản. Ngân hàng sẽ dựa vào bảng lương của bạn để đánh giá mức độ uy tín, lịch sử tín dụng để xét duyệt hồ sơ vay.

Vay thế chấp sổ lương là hình thức vay vô cùng tiện lợi

Vay thế chấp sổ lương rất tiện lợi với nhiều khách hàng

Việc vay tín chấp bằng lương thường được chia làm hai hình thức:

  • Theo lương chuyển khoản
  • Vay thế chấp theo lương trả bằng tiền mặt

Thông thường, các ngân hàng thường ưu tiên các hồ sơ lương chuyển khoản hơn.

Số tiền vay tối đa theo lương

Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng của họ, thường thì số tiền cho vay sẽ dao động từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng và không quá từ 10 – 15 lần thu nhập của người vay.

Mỗi ngân hàng sẽ có các mức vay khác nhau

Mỗi ngân hàng sẽ có các mức vay khác nhau

Một số ngân hàng có hạn mức cho vay khá cao trên thị trường có thể kể đến đó là HSBC (900 triệu đồng), LienVietPostBank (tối đa 1 tỷ đồng).

Thời gian vay theo lương tối đa

Vay tín chấp qua lương thường có thời gian từ 12 đến 60 tháng. Khách hàng có thể lựa chọn linh động trong khoảng thời gian này miễn sao trả tiền đúng hạn cho ngân hàng là được.

Điều kiện & Đối tượng được vay thế chấp sổ lương

Điều kiện vay qua lương chuyển khoản

  • Nam: 20 – 60 tuổi, nữ:  20 – 55 tuổi
  • Nhận lương bằng hình thức chuyển khoản
  • Có hợp đồng lao động hoặc quyết định công tác, thăng chức
  • Không có nợ xấu

Điều kiện vay tín chấp theo lương tiền mặt

  • Nam : 20 – 60 tuổi, nữ: 20 – 55 tuổi
  • Có thời gian gắn bó với công ty ít nhất 1 năm
  • Nhận lương bằng tiền mặt, có bảo hiểm nghề nghiệp
  • Không có nợ xấu

Thủ tục vay tín chấp theo lương

Vay tín chấp sẽ gồm có hồ sơ pháp lý lẫn hồ sơ chứng minh thu nhập. Tùy theo hình thức nhận lương mà bạn sẽ cần chuẩn bị thủ tục như sau:

Hồ sơ vay ngân hàng theo lương bảng lương

  • Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước/ hộ chiếu còn hiệu lực (bản sao)
  • Hộ khẩu/KT3/Sổ tạm trú (bản copy)
  • Bản chính bảng lương trong 3 tháng gần nhất (có chữ ký và dấu của công ty)
  • Hợp đồng lao động/quyết định công tác (bản sao)

Hồ sơ vay qua lương chuyển khoản

  • Chứng minh nhân dân/ CCCD/ Hộ chiếu còn hiệu lực
  • Sổ hộ khẩu/ Giấy xác nhận tạm trú/ Sổ tạm trú còn hiệu lực
  • Hợp đồng lao động/quyết định công tác
  • Bản gốc sao kê lương 3 tháng gần nhất

Lãi suất vay thế chấp sổ lương ngân hàng nào thấp nhất?

Các ngân hàng cho vay tín chấp theo lương quyết định mức lãi suất cho vay tùy theo từng quy định của từng thời kỳ của mỗi đơn vị. Ngoài mức lãi suất được công bố, lãi suất thực tế sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

Lãi suất cho vay như thế nào?

Lãi suất cho vay như thế nào?

  • Xếp hạng tín dụng
  • Địa chỉ thường trú của khách hàng
  • Mức lương của khách hàng
  • Lịch sử giao dịch

Đa số ngân hàng đều ưu tiên các khách hàng nhận lương qua chuyển khoản, các khách hàng đã từng vay tại ngân hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn về mặt lãi suất. Bên cạnh đó, khách hàng đã từng vay tại ngân hàng và trả tiền đúng hạn sẽ được xếp hạng điểm tín dụng sẽ có mức lãi suất vay thấp hơn so với khách vay lần đầu.

Một số ngân hàng có mức lãi suất vay tín chấp thấp nhất bạn có thể tham khảo:

  • Shinhan Bank: từ 12%/năm (dư nợ giảm dần)
  • HSBC: từ 14%/ năm đến 16%/ năm (dư nợ giảm dần)
  • Standard Chartered: từ 13,49%/năm
  • BIDV: 11,9%/năm
  • Vietinbank: 9,6%/năm
  • Agribank: từ 7,2% – 12%/năm

Tạm kết

Vay thế chấp sổ lương vẫn luôn giữ được sức nóng của nó bởi sự tiện lợi và khả năng đáp ứng tài chính nhanh chóng. Đây là hình thức cực kỳ phổ biến và phù hợp với phần lớn tầng lớp lao động ở nước ta. Nếu bạn có nhu cầu vay qua bảng lương thì đừng quên tìm hiểu thật kỹ ngân hàng mình chọn vay nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết này!