Để trẻ trưởng thành cần phải học vô số những kỹ năng. Do đó, ngay từ bậc học mầm non, các trường mầm non song ngữ đã luôn chú trọng trang bị kỹ năng sống cho các em. Hãy cùng tìm hiểu về 12 kỹ năng trẻ sẽ được học tại trường mầm non song ngữ nhé.
Tại sao con cần rèn luyện kỹ năng sống mầm non?
Mỗi đứa trẻ đều sẽ có sự khác biệt, từ vẻ ngoài, tính cách đến hiểu biết và kỹ năng. Dù mỗi bé đều có kỹ năng riêng song cũng cần phải dạy bé những kỹ năng chung nhất định để sống trong một môi trường tập thể tốt hơn.
Kỹ năng sống cần phải được học hỏi dần dần từ kinh nghiệm. Và trẻ cần được học tập, rèn luyện các kỹ năng sống cả ở trường lẫn khi ở nhà. Để các em có thể trang bị tốt các kỹ năng này, cha mẹ nên để bé học ngay từ bậc mầm non. Nếu trẻ được học những kỹ năng sống này ngay từ bậc mầm non thì khi lớn lên sẽ tự tin hơn, biết cách tự lập, biết tự vượt qua khó khăn và biết sống sao cho có ích với xã hội. Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn các em tiếp thu kiến thức và học hỏi dễ dàng.
Những kỹ năng sống cần thiết cho bé mầm non
1. Tự ăn
Trẻ nên học cách tự ăn ngay từ nhỏ, không nên dựa dẫm người khác. Điều này sẽ thúc đẩy tính tự lập và bản năng sinh tồn trong người bé. Kỹ năng này nên được cha mẹ hướng dẫn ngay từ khi còn ở nhà. Khi trẻ bắt đầu tập ăn, cha mẹ nên tạo cơ hội để trẻ tự xúc thức ăn, cầm thức ăn để ăn; biết ăn được cái gì, không ăn được cái gì.
Khi mới dạy trẻ tập ăn, thông thường phải đến khi 3-4 tuổi, trẻ mới có thể ngồi ăn mà không cần người hỗ trợ, biết tự lấy cốc nước uống,…. Hầu hết các bé cũng sẽ được rèn luyện thêm kỹ năng này khi đi nhà trẻ, nên bố mẹ không cần quá lo lắng hoặc ép buộc bé.
>>>Xem thêm: Trường quốc tế Việt Úc – Nơi trẻ xây dựng tương lai ngay từ những bậc học đầu đời
2. Ứng xử
Dù chỉ mới ở độ tuổi mầm non nhưng kỹ năng giao tiếp ứng xử là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho bé nhất để có thể tự tin, được yêu mến và hòa nhập được với xã hội. Kỹ năng này bao gồm: chào hỏi, kính trên nhường dưới, nên và không nên làm gì khi ở trong đám đông hoặc trong những tình huống cụ thể, nói cảm ơn và xin lỗi…
Để dạy bé kỹ năng này, cha mẹ hãy trở thành tấm gương để bé học tập. Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng nên gây áp lực mỗi khi bé quên hoặc phạm sai lầm. Vì trẻ còn nhỏ, khả năng nhận thức còn hạn chế nên cha mẹ hãy từ từ dạy và nhắc nhở bé nhẹ nhàng.
3. Bơi lội
Đây cũng là một trong những kỹ năng sống mầm non cần thiết cho bé. Hàng năm, có rất nhiều vụ tai nạn đuối nước xảy ra và nạn nhân chính lại là những em nhỏ.
Nếu trẻ biết bơi, trẻ có thể sống sót khi vô tình ngã xuống vùng nước sâu, đồng thời cũng giúp trẻ sinh tồn khi thiếu thức ăn hoặc tìm kiếm lối thoát. Để dạy trẻ học bơi, cha mẹ nên đăng ký cho con đi học bơi từ khi bé mới lên 3 ở những nơi có đầy đủ các thiết bị hỗ trợ (như kính bơi, phao, ống thở,…) và có sự giám sát 24/24.
4. Nói thật
Trẻ nhỏ thường không biết nói dối, nhưng các em lại rất dễ học được cách nói dối. Thực tế, những lời nói dối đôi khi là vô hại, không phải là xấu và ai cũng từng nói dối.
Đôi khi, chúng ta cũng nói dối để tự bảo vệ bản thân, để người khác quý mến mình,… Nhưng đối với các em nhỏ, các em sẽ khó có thể biết được đâu là lời nói dối vô hại và đâu là lời nói dối xấu.
Do vậy, khi trẻ còn nhỏ, để tránh cho trẻ có được thói quen này, bạn nên khuyến khích trẻ nói ra cảm xúc bản thân, thừa nhận lỗi của mình. Khi trẻ nói thật, thay vì trách móc bé, bạn hãy khen ngợi bé vì bé đã thừa nhận bản thân nói dối hoặc làm sai, đồng thời là bạn cũng nên trở thành tấm gương để trẻ học hỏi theo.
5. Sắp xếp đồ đạc
Cha mẹ nên dạy trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp ngay từ nhỏ. Đây là 1 thói quen tốt. Để dạy trẻ kỹ năng này, cha mẹ hãy luôn sắp xếp các đồ đạc trong nhà gọn gàng, đúng nơi quy định. Tất cả mọi thành viên trong gia đình, bao gồm cả bé cũng phải tuân theo luật lệ. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên để trẻ tự thu dọn đồ chơi lại sau khi chơi và để quần áo, vật dụng đã dùng xong vào đúng nơi quy định.
6. Tự chăm sóc bản thân
Trẻ mầm non cần phải được chăm sóc, hỗ trợ rất nhiều từ người lớn. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc trẻ từ A-Z mà không để trẻ có cơ hội tự chăm sóc bản thân thì các em sẽ trở lên ỉ lại và không biết làm gì khi không có bạn bên cạnh.
Bạn có thể dạy trẻ những kỹ năng như: tự lấy nước uống, tự lấy đồ ăn trong tủ lạnh, tự đánh răng, tự đi ngủ không cần bố mẹ ở bên, tự đi giày dép, tự đội mũ khi ra ngoài nắng,…
>>> Xem thêm: Dạy trẻ mầm non cách tự lập từ sớm hiệu quả
7. Quản lý thời gian
Đây cũng là kỹ năng sống cần thiết cho bé nên được rèn luyện từ bé. Do khi trẻ học lớp 1, các em sẽ cần biết quản lý thời gian để có thể cân bằng việc học và chơi.
Khi mới bắt đầu sẽ hơi khó khăn để bé tự xây dựng thời gian biểu cho mình do vậy cha mẹ nên giúp bé trong hoạt động này. Bằng cách, đưa ra những quy định về thời gian ăn, thời gian chơi, thời gian đi ngủ,… Đồng thời, thời gian biểu này cũng nên được xây dựng và áp dụng vào với thời gian biểu chung của cả gia đình.
8. Vượt qua khó khăn
Để con có thể tự lập hơn, cha mẹ nên dạy con tự vượt qua những tình huống khó khăn. Có rất nhiều thứ trẻ có thể tự vượt qua được mà không cần sự giúp đỡ của bạn. Khi trẻ gặp vấn đề, nếu bạn tiến đến hỗ trợ ngay, trẻ sẽ có thói quen ỷ lại và khó tự lập sau này.
Nếu trẻ vấp ngã, hãy khuyến khích trẻ tự đứng lên. Nếu trẻ cãi nhau với bạn, đừng vội bênh vực con mà hãy tìm hiểu nguyên nhân, dạy trẻ nói ra suy nghĩ, cảm xúc và hỏi bé các cách để làm lành với bạn rồi sau đó mới gợi ý cho trẻ cách đúng đắn.
9. Giúp đỡ và chia sẻ
Nhiều đứa trẻ thường khá ích kỷ, không biết chia sẻ đồ chơi cho các bạn khác khi ở trường mầm non. Do đó, cha mẹ cũng nên dạy trẻ cách giúp đỡ và chia sẻ với người khác, nếu không khi lớn lên bé sẽ rất cô đơn, khó hòa nhập.
Để dạy trẻ kỹ năng này, bạn chỉ cần là một tấm gương tốt, bởi vì trẻ em thường bắt chước theo bố mẹ. Trẻ có thể giúp đỡ cha mẹ bằng nhiều cách, chẳng hạn như tự ăn, tự cho bát đĩa vào bồn rửa sau khi ăn, tự mặc quần áo, giúp thu dọn đồ,…
Khi chơi với bạn bè hoặc anh chị em khác, nếu thấy trẻ tranh giành đồ chơi hoặc không chịu cho các bạn chơi cùng thì hãy nhắc nhở và chia đều sao cho công bằng. Khi thấy người khó khăn hoặc yếu thế, cha mẹ hãy gợi ý trẻ giúp đỡ bằng nhiều cách.
10. Phòng ngừa nguy hiểm
Chính vì sự ngây thơ, thiếu hiểu biết của các em nhỏ, nên các em rất dễ trở thành đối tượng gặp nguy hiểm. Do đó, cha mẹ nên dạy bé ngay từ khi còn nhỏ về cách nhận biết khu vực nào, đồ vật, con vật nào, tình huống nào là nguy hiểm nên tránh xa. Đồng thời, nên cảnh báo trẻ không nên đi với người lạ, không nhận bất kì vật gì của người lạ.
11. Học hỏi
Trẻ nhỏ thường rất ham thích học hỏi và khám phá mọi thứ xung quanh. Do đó, bạn chỉ cần tạo cơ hội và môi trường tốt để trẻ tự rèn luyện kỹ năng đó mà thôi. Hãy khuyến khích trẻ đặt câu hỏi cho mọi vấn đề (tại sao?cái gì?), và dạy bé cách giải quyết vấn đề (làm sao? làm như thế nào?). Nếu có thể, hãy mua sách về để trẻ tập đọc hoặc tham gia các hoạt động trải nghiệm bên ngoài nhiều hơn,…
12. Trồng cây và chăm sóc động vật
Con người và thiên nhiên luôn gắn liền với nhau và cần phải sống hòa hợp với nhau. Một đứa trẻ biết yêu thiên nhiên, luôn muốn bảo vệ môi trường thì tâm hồn cũng sẽ đẹp.
Do đó, cha mẹ hãy rèn luyện cho con những kỹ năng như trồng cây hay chăm sóc vật nuôi… để con yêu thương thiên nhiên và môi trường hơn.
Kỹ năng này không chỉ giúp các em bồi dưỡng cảm xúc tích cực mà còn giúp trẻ học cách tư duy, học cách tự lập và cả học cách chăm sóc người khác nữa.
Kết,
Trên đây là 12 kỹ năng sống cần thiết cho bé nhất mà trường mầm non song ngữ sẽ dạy bé. Bạn cũng nên bỏ túi ngay để lên kế hoạch giáo dục trẻ ngay từ bây giờ bạn nhé.
>>> Tham khảo: Học phí mầm non trường quốc tế Việt Úc