Khám phá những khả năng kì diệu của não trẻ sẽ giúp con phát triển toàn diện. Nhưng để giúp con phát triển đòi hỏi ba mẹ phải biết cách rèn luyện những khả năng vốn tiềm tàng trong đầu trẻ. Dưới đây là những cách giúp con phát triển trí não do trường mầm non quận Gò Vấp thông qua kinh nghiệm giảng dạy cũng như góp nhặt từ các nước lân cận để giúp phụ huynh phần nào trong quá trình dạy trẻ.

1. Tưởng tượng hình ảnh

Bước đầu rèn luyện não phải là luyện cho con bạn nhìn thấy một hình ảnh rõ ràng trong tâm trí giống như con đang được tận mắt nhìn thấy. Như tôi đã đề cập, cách dễ nhất để làm được điều này là chơi các trò chơi trực giác (ESP) dành cho não phải. Để phát triển khả năng tiềm ẩn của trẻ, năm giác quan não phải cần được rèn luyện qua những trò chơi trực giác. Năm giác quan này chính là những chức năng cơ bản của bán cầu não phải.

Dưới đây là là thư của một người mẹ đã tham gia buổi hội thảo của Viện Giáo dục Shichida về vấn đề phát triển khả năng tiềm ẩn của con người thông qua luyện tập hoạt động trực giác.

Cảm ơn ông về những giờ phút thú vị và bổ ích trong buổi hội thảo Koyasan. Trong suốt buổi hội thảo, tôi đã đặt sáu đồng xu một yên trên trán. Ngay sau đó, tôi nhìn thấy tấm thẻ mà con gái tôi đang cầm chơi. Thật ngạc nhiên, tôi đã có thể nhìn thấy rõ những hình vẽ ở mặt sau tấm thẻ. Lúc đó, con gái tôi đang tìm một hình tròn (trong số những thẻ úp xuống).

Tôi nói trong đầu, “Erika con yêu, hình tròn là thẻ thứ hai, thẻ thứ hai từ bên phải sang”. Erika đặt tấm thẻ hình tròn đang cầm xuống bên cạnh tấm thẻ thứ hai rồi nói: “Đây chắc là thẻ hình tròn rồi”. Khi con lật tấm thẻ lên, đó chính là tấm thẻ đúng. Sau đó, con nói với tôi rằng con nghe thấy giọng tôi nói: “Hình tròn là thẻ thứ hai”. Khi bé lật tất cả các thẻ lên, chúng y hệt như những gì tôi đã truyền hình ảnh đến con. Tôi đã rất ngạc nhiên, nhưng cũng hiểu rằng đây chính là điều mà những người luôn trả lời đúng trong trò chơi trực giác hay nói: “Tôi có thể nhìn thấy mặt bên kia của tấm thẻ”.

Con gái và tôi đã có thể cảm nhận được năng lượng đó trong buổi hội thảo. Con gái tôi (có lẽ đã nhận được những nguồn năng lương khác nhau từ mọi người nơi đó) đã đưa ra tất cả các đáp án đúng mỗi khi đoán năm thẻ hình trong trò chơi trực giác. Hiên giờ, chúng tôi có thể hình dung ra những hình ảnh tốt hơn. Cảm ơn ông đã cho chúng tôi cơ hội trải nghiệm những điều thật quý giá không thể diễn đạt hết bằng lời.

Tại Viện Shichida Việt Nam, mẹ bé Tí cũng chia sẻ với Viện câu chuyện sau:

Khi con đi Vũng Tàu với ba, tại bãi biển, bạn của ba đang bắt cá bằng lưới. Đột nhiên, cu Tí bắt ba phải quỳ xuống. Ba rất xấu hổ vì ở đó có nhiều ban bè của ba nhưng vì cu Tí cứ một mực kéo ba xuống ngay, bởi vậy, ba đành quỳ xuống. Được một lúc, cu Tí nói: “Ba ơi, ba nhắm mắt lại và cầu nguyện đi”. Ba đành làm theo lời Tí. Sau đó, người bạn của ba vớt lưới lên và chú ấy rất ngạc nhiên vì trong lưới có rất nhiều cá. Đây là lần đầu tiên trong đời chú bắt được nhiều cá đến vậy. Chuyện này xảy ra khi Tí được hai tuổi bảy tháng.

Một lần khác, cả nhà đang đi chơi thì trời mưa nên định dừng lại để mặc áo mưa. Tí nói: “Ba mẹ ơi, trời mưa nhỏ không cần phải mặc đâu”. Lúc đó ba mẹ phớt lờ đi nhưng vừa mặc áo xong thì trời ngớt rồi tạnh hẳn.

Lần khác nữa, ba mẹ thấy trời mưa nhẹ, Tí bảo ba mẹ mặc áo mưa vào nhưng ba me cũng không nghe. Lát sau, trời lại đổ cơn mưa như trút nước. Ba me rất ngạc nhiên trước khả năng trực giác của con.

Giáo dục não phải mang lại hiệu quả bất ngờ về khả năng tưởng tượng và suy nghĩ tích cực. Dưới đây là bốn bước cơ bản của rèn luyện não phải:

1. Thiền tập

2. Hít thở sâu

3. Gợi ý tích cực

4. Hình dung/tưởng tượng hình ảnh

trường mầm non quận Gò Vấp[[alt=trường mầm non quận Gò Vấp]]

Thiền và hít thở sâu là quá trình chuyển đổi ý thức của trẻ từ não trái sang não phải. Gợi ý tích cực và hình dung hình ảnh là quá trình khiến trẻ thay đổi hoàn toàn. Phần khởi động này vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu quá trình tập luyện với não phải. Cô Keiko Hasegawa ở Tachikawa đã áp dụng thành công phương pháp giáo dục não phải của Shichida cho học sinh cấp một và trung học. Cô chỉ ra rằng các bước mở đầu này không nên bị bỏ qua trước khi lớp học bắt đầu, nhất là khi những lời gợi ý tích cực dành cho các em chắc chắn sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp đầy ấn tượng.

Một điều quan trọng nữa nên làm trước khi thực hiện những bước khởi động này là giảng giải để trẻ hiểu rõ về năng lực não phải của chính các em. Điều này cũng tao ra khác biệt lớn về kết quả. Đôi khi, một số trẻ sẽ tỏ ra thờ ơ và không mấy quan tâm khi đề cập đến não phải, chúng ta nên giải thích cho các bé hiểu rằng 99% loài người, nếu cứ tự cô lập mình thì sẽ dần chìm đắm vào những suy nghĩ tiêu cực. Và khi ta suy nghĩ tiêu cực, mọi thứ sẽ diễn ra không suôn sẻ. Vì thế, hãy luyện tập cùng các bạn đề chúng ta luôn có thể áp dụng những suy nghĩ tích cực và cùng hướng đến những điều tốt đẹp hơn.

Sau khi giảng giải như vậy, hãy yêu cầu các bé nhắm mắt lại rồi hướng dẫn các bé hít thở sâu (bằng bụng) một hoặc hai lần. Sau đó cho các bé xem Thẻ Cam (xem trang 96) trong vòng một phút. Rồi một lần nữa, yêu cầu trẻ nhắm mắt lại một phút. Để trẻ lặp lại quy trình như trên ba lần, sau đó cho các bé nhắm mắt lại lần nữa, gợi ý các bé nhớ lại những kỉ niệm vui vẻ và hình dung xem các bé muốn trở nên như thế nào trong tương lai. Ví dụ, giúp trẻ hình dung về ngôi trường bé muốn thi vào hoặc điểm số mà bé mong muốn đạt được trong kì thi tới. Sau đó, hãy đưa ra lời gợi ý tích cực rằng những điều đó sẽ trở thành hiện thực.

Qua những bài luyện tập hình dung hình ảnh như vậy, cô Hasegawa đã giúp tất cả các học sinh trong lớp thi đậu kí thi đầu vào trường cấp ba như mong muốn, cô nhận ra được tác dụng lớn lao của hoạt động luyện tập tưởng tượng hình ảnh và sử dụng những gợi ý tích cực.

2. Nuôi dưỡng khả năng tạo nên những hình ảnh rõ nét như được chụp lại

Để phát triển những năng lực não phải ở trẻ, cần luyện tập cho bé hình dung ra các hình ảnh một cách rõ ràng. Chương này sẽ giải thích chi tiết làm sao để nuôi dưỡng khả năng hình dung hình ảnh ở trẻ. Đầu tiên, ta cần hiểu hình ảnh là gì. Hiểu được hình ảnh là gì sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong việc hiểu quá trình ghi nhớ. Đối với người Hy Lạp cổ đại, hình ảnh chính là “vẻ ngoài của sự vật”. Họ tin rằng những gì còn đọng lại của sư vật sẽ khiến con người gợi nhớ lại sự vật đó.

Hình ảnh trở thành một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu khoa học vào năm 1879 khi tâm lý gia Wilhelm Wundt mở một phòng nghiên cứu tâm lý học tại trường Đại học Leipzig. Sau đó, phương pháp nội quan (tức tiến trình có ý thức để tường thuật những suy nghĩ và cảm xúc bên trong của một người) chiếm ưu thế trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học. Hình ảnh đã từng được xem là một yếu tố cơ bản của các hoạt động trí não.

Vào những năm 50 của thế kỷ 20, rào cản nghiên cứu hình ảnh đã bị phá vỡ. Gần đây, hình ảnh được công nhận là có một chức năng quan trọng trong việc học ngôn ngữ và ghi nhớ, nhiều học giả đang trở lại nghiên cứu vấn đề này. Trong cuốn sách “Phương pháp phát triển tiềm năng hơn 100%” của mình, Hajime Hokoyame đã viết về một nhà chuyên gia tâm lý học từ Đại học Western Ontario ở Canada đã gọi hiện tương này là khả năng nhìn thấy hình ảnh sóng động rõ nét như xem một bộ phim.

Trường mầm non quận 3

3. Hình dung hình ảnh là một chức năng vốn cố của não phải

Ngày nay mọi người đã hiểu rõ hơn về não phải nhờ có nghiên cứu của tiến sĩ Sperry về bộ não phân tách (chứng minh não được chia làm nhiều vùng khác nhau và mỗi vùng đảm trách những chức năng riêng biệt) nhưng chỉ mới gần đây, người ta mới nhận ra rằng tưởng tượng hình ảnh là một chức năng của não phải. Trước đây, chức năng này không được cho là thuộc về não phải, song hiện nay, việc não phải hoạt động bằng hình ảnh đã được công nhận rộng rãi.

Nhiều nhà nghiên cứu vẫn xem năng lực hình dung hình ảnh sống động này là một khả năng đặc biệt, chỉ có ở một ít người chứ không phải là một chức năng thông thường của não phải. Tuy nhiên, tôi tin rằng quan điểm này là sai lầm. Những nhà nghiên cứu này đã không chú ý tới sự thật rằng một số khả năng của con người nếu không được rèn luyện sẽ suy giảm theo thời gian.

Đã có nhiều thí nghiệm được thực hiện với học sinh tiểu học, trung học hoặc người lớn và rồi kết luận của những thí nghiệm này lại được áp dụng cho tất cả các độ tuổi. Nếu luyện tập tưởng tượng được thực hiện với trẻ sơ sinh, chỉ trong một tuần, tất cả các bé sẽ bắt đầu nhìn thấy hình ảnh.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong việc rèn luyện những khả năng vốn có của trẻ cũng như tìm ra những phương pháp củng cố trí não cho bé. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác ngay tại đây cho trẻ do trường mầm non quận 3 chia sẻ nhé!