Với những ai đã lập gia đình hẳn đều biết rằng quản lý chi tiêu luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng việc quản lý tài chính chỉ phù hợp với những gia đình có nguồn thu nhập cao. Thực tế đây là một suy nghĩ khá sai lầm, bởi dù nguồn thu nhập thấp hay cao thì việc quản lý chi tiêu gia đình luôn là điều vô cùng cần thiết. Bài viết hôm nay sẽ đưa ra các bước quản lý tài chính với những tổ ấm có thu nhập tầm trung. Theo dõi để có thêm nhiều kiến thức quản lý chi tiêu cho gia đình nhỏ của mình nhé.
Bước 1: Xác định tình hình tài chính của gia đình một cách cụ thể
Việc ghi chép lại tài chính của gia đình không những giúp bạn nắm rõ tình hình tài chính của cả nhà mà còn giúp bạn thấy được giá trị của việc chi tiêu có kế hoạch cũng như chủ động hơn trong việc quản lý tiện bạc. Bạn có thể trả lời các câu hỏi sau để đánh giá tài chính của gia đình mình:
Tổng nguồn thu nhập mỗi tháng của gia đình bạn là bao nhiêu?
Gia đình bạn có những tài sản hay nợ nần không?
Mỗi tháng gia đình bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu?
Nếu chưa có tiết kiệm, tài sản hay nợ nần gì thì bạn chỉ việc ghi lại chi tiết thu chi mỗi thánh của cả nhà. Bạn có thể sử dụng ngân hàng số để mọi giao dịch tài chính đều được ghi lại, đến cuối tháng bạn chỉ cần sao kê rồi ghi từng mục chi tiết vào file Excel.
Bước 2: Thiết lập rõ ngân sách chi tiêu
Khi đã nắm rõ tình hình tài chính gia đình, tiếp theo bạn cần thống kê hết những nhu cầu chi tiêu của cả nhà. Tuỳ vào mức thu nhập khác nhau mà mỗi gia đình sẽ có các khoản chi phù hợp. Nhưng thông thường sẽ có 4 nhu cầu chính sau:
Chi tiêu chung: gồm các phí sinh hoạt hàng ngày.
Chi tiêu riêng: phụ vụ nhu cầu cá nhân như quần áo, bạn bè,…
Chi tiêu cho con cái: tiền sữa, học phí, sách vở,…
Tích luỹ: đầu tư, tiết kiệm cho tương lai.
Sau khi liệt kê xong bạn có thể lập ra ngân sách chi tiêu cho từng khoản.
Bước 3: Thiết lập mục tiêu tài chính
Bạn cần đặt ra mục tiêu tài chính cả ngắn hạn lẫn dài hạn để kế hoạch của bạn đi theo đúng quỹ đạo. Sau đó hay nghiêm túc thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra. Hãy cố gắng chi tiêu trong mức giới hạn, đừng để vượt quá hạn mức nhé. Hãy luôn nhớ rằng: bạn cần tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập của cả gia đình mỗi tháng.
Bước 4: Áp dụng các nguyên tắc phân chia thu nhập
Có khá nhiều các nguyên tắc được tạo ra và được nhiều người áp dụng một cách hiệu quả. Tuỳ vào nhu cầu, mục tiêu của mỗi gia đình mà lựa chọn nguyên tắc phù hợp. Một số nguyên tắc phổ biến có thể kể đến như:
Nguyên tắc 70 – 10 – 10 – 10
Nguyên tắc 50 – 20 – 30
Nguyên tắc 6 cái lọ 55 – 10- 10- 10- 10- 5
Nguyên tắc 4 – 3 – 2
Chi tiết cả nguyên tắc bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng. Sau một thời gian nghiêm túc thực hiện theo đúng nguyên tắc, bạn sẽ thấy rằng tình hình tài chính của gia đình có những khởi sắc mới.
Quản lý chi tiêu gia đình đơn giản hơn với “quỹ đa năng” tại TNEX
Bên cạnh các dịch vụ tài chính TNEX còn hỗ trợ người dùng quản lý chi tiêu hiệu quả. Theo đó TNEX giúp bạn:
Hiển thị các hoạt động thu chi theo ngày/ tuần/ tháng.
Dễ dàng cài đặt các hạn mức chi tiêu.
Nhập nhanh các giao dịch ngoài TNEX.
App thiết kế tối giản, hình cảnh báo và emoji hài hước vui nhộn giúp quá trình quản lý trở nên nhẹ nhàng hơn.
TNEX là ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam, được bảo trợ bởi MSB. Năm 2022 và 2023 được đánh giá là ngân hàng thuần số tốt nhất Việt Nam theo The Asian Banker Vietnam Awards. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mức độ uy tín của ứng dụng. Đặc biệt TNEX thu hút khách hàng bới chính sách 5K độc đáo. Cụ thể khi sử dụng TNEX, bạn sẽ được miễn hoàn toàn các loại phí:
Không phí thường niên
Không phí quản lý tài khoản
Không phí chuyển tiền
Không phí rút tiền
Không thu phí ẩn
Xem thêm: Nên mở tài khoản ngân hàng nào để nhận được nhiều lợi ích nhất?
Hy vọng với những chia sẻ trên phần nào giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc quản lý chi tiêu gia đình. TNEX rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn.
Đo lường sự thành công của văn hóa công ty không chỉ đơn thuần là nhìn vào lợi nhuận, mà…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng nhưng không hề đơn giản. Nhiều…
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách,…
Việc chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1 không chỉ là mua sắm đồ dùng học tập mà…
Chương trình ngoại khóa là một phần quan trọng trong giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện…
Tìm được cách quản lý nhân sự hiệu quả là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự…