Thuyết trình là một kỹ năng rất cần thiết giúp bạn thể hiện rõ được tâm tư, tình cảm và những suy nghĩ của mình trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất khó làm được điều này vì đa phần mọi người sẽ sợ nói trước đám đông. Vậy làm sao để có thể tự tin thuyết trình trước đám đông? Hãy cùng tham khảo một vài gợi ý về kỹ năng thuyết trình hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!
Kỹ năng thuyết trình hiệu quả là gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu thuyết trình là? Thuyết trình là một phương pháp chúng ta dùng để trình bày nhằm truyền tải những thông điệp đến với người nghe một cách dễ hiểu và sinh động. Đó có thể là suy nghĩ, ý kiến, kế hoạch hoặc một vấn đề nào đó nhằm mục đích thông báo, truyền cảm hứng hoặc động viên.
Kỹ năng thuyết trình hiệu quả nên được trau dồi từ bé
Vì sao cần phải thuyết trình?
Bạn có những ý tưởng rất hay hoặc cảm thấy những điều mình nghĩ là đúng nhưng lại không nhận được sự đồng tình của những người xung quanh thì kỹ năng thuyết trình sẽ giúp thuyết phục mọi người đồng hành cùng mình.
Làm thế nào để có kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông?
Thuyết trình là một kỹ năng rất đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện nhưng phần nhiều mọi người sẽ không làm được vì sợ phải nói trước đám đông vì khi thuyết trình chỉ có một người đứng trình bày cho rất nhiều bên dưới và chúng ta sẽ bị tâm lý đang có rất nhiều người nhìn chằm chằm, chỉ cần nói sai thì sẽ rất ngại. Vì thế mà chúng ta cần phải:
B1: Tra cứu thông tin một cách kỹ càng và chính xác
Tra cứu thông tin là một trong những bước khá là quan trọng vì khi đã chuẩn bị kỹ càng về nội dung chủ đề mà mình thuyết trình thì sẽ tự tin hơn trong phần trình bày. Hiện nay, có rất là nhiều công cụ tìm kiếm tra cứu trên mạng như Google, Bing, Yahoo, Wikipedia,… cần tận dụng tốt những công cụ này cho việc tìm kiếm để phát triển thêm nhiều thông tin cho bài. Ngoài ra, cũng cần phải tìm hiểu đọc sách báo liên quan đến chủ đề đang thực hiện để hiểu thêm và củng cố thêm kiến thức.
Lưu ý khi tra cứu thông tin nên xác nhận được rõ nguồn thông tin và đảm bảo thông tin chính xác để tránh xảy ra những tình huống không đáng có và đặc biệt nên trích dẫn nguồn để không bị vi phạm chính sách.
Tra cứu thông tin chính xác
B2: Thiết kế và làm nội dung
Chuẩn bị và lên kế hoạch cho bài thuyết trình để tránh bị bỡ ngỡ và đảm bảo suông sẻ khi đang trình bày. Khi chuẩn bị kỹ thì cũng sẽ tăng thêm độ tự tin cho bản thân.
Slide thuyết trình: Có rất nhiều công cụ hỗ trợ tạo slide thuyết trình như Canva, Slidesgo, 9slide,… như vậy vẫn có thể đảm bảo tiết kiệm thời gian thiết kế slide và đẹp mắt.
Thông tin truyền đạt:
+ Nội dung: Cần chắt lọc những thông tin cần thiết, hãy để những ý chính tránh để chữ quá nhiều và không cần thiết như vậy sẽ làm người nghe bị chán và lười đọc.
+ Hình ảnh: Ngoài nội dung thì một bài thuyết trình hoàn chỉnh rất cần hình ảnh để tránh việc chỉ có chữ không sẽ bị chán, bên cạnh hình ảnh cũng sẽ giúp người nghe hình dung dễ dàng hơn người thuyết trình đang nói về cái gì
Cần trau chuốt nội dung tỉ mỉ để nâng cao kỹ năng thuyết trình hiệu quả
B3: Bố cục
Lên kế hoạch và bố cục thuyết trình một cách cẩn thận, sắp xếp từ mở đầu đến lúc kết thúc những việc cần làm, kết hợp tương tác với người nghe để có một phần trình bày lôi cuốn, không bị nhàm chán, có thể chơi một vài trò chơi nhỏ để thúc đẩy sự sôi động và năng lượng của người nghe. Bên cạnh đó bản thân cũng sẽ được thoải mái hơn và giảm bớt cảm giác căng thẳng và tự tin hơn khi thuyết trình.
B4: Luyện tập
Luyện tập chính là cách tốt nhất để giúp cải thiện những kỹ năng mà bản thân còn yếu, nói trước đám đông cũng có thể làm tương tự. Chúng ta có thể tập nói trước gương hoặc nhờ bạn bè, người thân nghe thuyết trình để luyện tập ngôn ngữ, cách lấy hơi hoặc những lỗi trong bài thuyết trình.
Luyện tập cách ngắn nhất để gặt được thành quả
*Một số tips nhỏ để kỹ năng thuyết trình hiệu quả
Khi đang thuyết trình bạn nên nhìn những vật đằng sau người nghe ví dụ như bức tường, không nên nhìn trực tiếp vào mắt người nghe quá nhiều vì như vậy sẽ dễ bị lo sợ dẫn đến việc trình bày không thoải mái. Làm như vậy người nghe vẫn sẽ thấy bạn đang nhìn họ thuyết trình và bạn cũng sẽ thoải mái, đỡ áp lực hơn.
Nếu trong quá trình và slide gặp sự cố thì bạn vẫn cứ tiếp tục thuyết trình nội dung đó và sau đó qua trang tiếp theo, tránh việc dừng lại và cố gắng chỉnh cho được, như vậy sẽ không mạch lạc và cả bạn lẫn người nghe cũng tuột mood.
Trước khi thuyết trình bạn nên hít vào một hơi thật sâu và thở ra, sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn và điều chỉnh lại nhịp thở. Tránh việc nói quá nhanh và dài, cần tóm gọn lại những ý chính muốn truyền tải.
>>> Tham khảo: 7 bí quyết rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả cho trẻ tiểu học
Trên đây là một vài bí quyết nhằm giúp bạn nâng cao kỹ năng thuyết trình hiệu quả. Dù là việc gì thì cũng cần sự chăm chỉ tập luyện, kiên trì mỗi ngày và thuyết trình cũng không ngoại lệ. Hãy cố gắng tập thuyết trình thường xuyên để có thể đứng trên sân khấu một cách tự tin, mạnh dạn nhất nhé!