Theo thống kê đến 17h ngày 15/7, thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết, đã có hơn 35.000 thí sinh điều chỉnh la nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các ngành, trường ĐH.
Thống kê cụ thể, số lượng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến là hơn 32.000 thí sinh và hình thức bằng phiếu là hơn 3.500 thí sinh. Cả nước có khoảng 2.700 điểm tiếp nhận có thí sinh điều chỉnh bằng phiếu.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, có 2 phương thức điều chỉnh nguyện vọng:
Điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến:
Thí sinh dùng số chứng minh nhân dân của mình cùng với mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi để truy cập vào hệ thống trực tuyến (https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn ), sau đó chọn nút chức năng “Thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển”.
Lưu ý: thí sinh không được tăng số nguyện vọng hơn so với đăng ký ban đầu và không thay đổi được chế độ ưu tiên.
Điều chỉnh nguyện vọng tại các tụ điểm đăng ký dự thi (thay đổi NV bằng Phiếu):
Thí sinh điền các thông tin vào Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT (Đăng kí xét tuyển). Sau đó, nộp Phiếu này lại tại điểm đăng ký dự thi và ký xác nhận sau khi đã rà soát kĩ thông tin ĐKXT của mình đã được nhập vào máy tính.
Lưu ý: Phương thức điều chỉnh này chỉ được thực hiện đối với các thí sinh muốn tăng số lượng nguyện vọng so với đợt đăng ký trước đây hoặc thí sinh có nguyện vọng điều chỉnh lại chế độ ưu tiên.
Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 2 phương thức trên để điều chỉnh nguyện vọng và chỉ được thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đúng 1 lần. Như vậy, nếu đã điều chỉnh nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến thì sẽ không được thực hiện các điều chỉnh bằng phiếu nữa. Trong trường hợp cụ thể, có đề nghị thay đổi về chế độ ưu tiên, các em cần phải điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu.
Chia sẻ với các thí sinh, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho biết, với điểm thi này, các em phải tính đến sự liên hệ với giữa những người cùng thi, cùng xét tuyển. Thường thì “nước nổi thì bèo cùng nổi”, vì vậy nếu 1 khối ngành nào đó, môn nào đó mà các em thấy điểm thi của mình cao thì người khác cũng sẽ cùng cao.
Do đó các em cần căn cứ vào các phổ điểm môn thi và các khối thi truyền thống và xem mình nằm được ở vị trí nào ở phổ điểm, tính số người trên điểm mình là khoảng bao nhiêu. Bên cạnh đó, các thí sinh cần có căn cứ vào các trường mà các em định đăng ký xét tuyển.
Nếu thí sinh muốn thay đổi nguyện vọng thì phải nghiên cứu kĩ những đề án tuyển sinh của các trường và xem xét kĩ 2 năm trước số điểm trúng tuyển như thế nào để thay đổi nguyện vọng.
Bà Phụng cho rằng, các thí sinh nên chọn trường đăng ký tương đương với điểm của mình.
Bởi trên thực tế các em đã đăng kí từ 1 đến 48 nguyện vọng, con số trung bình nhất từ 3- 5 nguyện vọng chiếm hơn 50%. Đăng ký xét tuyển của các em đã khá đúng với định hướng.
“Tôi nghĩ các em đăng ký từ 3-5 nguyện vọng là có thể tính toán được các trường đại học, có thể để 1 hoặc vài trường cao hơn điểm của mình. Bên cạnh đó các em cũng cần phải nộp hồ sơ xét tuyển vào trường có mức điểm bằng điểm mình và chọn 1 vài trường có mức điểm thấp hơn đủ để xác định mình có được trúng tuyển vào nguyện vọng mình đã chọn hay không” – bà Phụng lưu ý.
Theo bà Phụng, khi các em đã chọn được các trường thì các em nên phân loại các trường theo đúng thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3… Các em có thể thay đổi nguyện vọng và bất cứ nội dung nào trong bảng nguyện vọng các em muốn.
Ví dụ: thay trường này bằng trường khác, ngành này thay bằng ngành khác, thay tổ hợp này bằng tổ hợp mới khác nếu điểm số cao hơn như mình đã đăng kí ban đầu thì miễn sao phù hợp, sở trường điểm thi, tương quan số điểm thi của mình. Nếu như các em thay đổi trong phạm vi số nguyện vọng đã đăng kí, các em có thể chủ động thay đổi trực tiếp qua mã code của mình, tương tác với các phần mềm không qua điểm tiếp nhận hồ sơ.
Nếu các em đã đủ điểm trúng tuyển vào nguyện vọng 1 thì sẽ không xét các nguyện vọng khác nữa. Nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì danh sách sẽ tự đưa xuống để xét tuyển tiếp nguyện vọng 2, cứ như vậy cho đến khi trúng tuyển đúng với khả năng và điểm thi của các em trong số nguyện vọng đã được đăng kí.
“Các em không cần phải quá băn khoăn việc nộp vào trường nào mà chỉ cần xem, năng lực và sở trường để chọn được trường đào tạo các ngành đó, sắp xếp theo đúng các thứ tự nguyện vọng.” – bà Phụng chia sẻ.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi không chỉ giúp trẻ trở nên tự lập, tự tin mà…
Khi quyết định cho con theo học tại một trường mầm non quốc tế, nhiều phụ huynh thường băn khoăn…
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, việc chuẩn bị cho các kỳ thi quốc tế trở…
Trong thời đại 4.0, giáo dục giới tính trở thành một chủ đề ngày càng quan trọng, không chỉ vì…
Trường mầm non song ngữ quận 7 đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều phụ huynh trong bối…
Đo lường sự thành công của văn hóa công ty không chỉ đơn thuần là nhìn vào lợi nhuận, mà…