Tuổi dậy thì là khoảng thời gian khó khăn với con trẻ. Trong khi đang phát triển thể chất thì phải trải qua những thay đổi về mặt tâm lý. Nhiều sự xáo trộn đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì khiến trẻ căng thẳng. Dẫn đến nóng tính, khó tập trung, học hành sa sút, sức khẻo suy giảm,… Nghiêm trọng hơn có thể bị trầm cảm. Do đó, ba mẹ cần có một số chuẩn bị cho con vào giai đoạn này.

Vì sao trẻ nóng tính hơn độ tuổi dậy thì?

Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì

Có rất nhiều dấu hiệu trầm cảm ở giai đoạn này, trong số đó biểu hiện nhiều nhất là nóng nảy, khó tập trung, ngoài ra gồm:

  • Tính khí thất thường
  • Có xu hướng tách ra khỏi ba mẹ
  • Chán nản
  • Học hành sa sút
  • Tự ti về cơ thể
  • Suy nghĩ tự làm hại bản thân
  • Hay khóc không có lý do
  • Khó ngủ
  • Mệt mỏi
  • Không hứng thú với những thứ quan tâm trước đây

Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì

Giai đoạn phát triển thể chất

Theo nghiên cứu cho thấy sự phát triển thể góp phần gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ như bé trai bắt đầu vỡ giọng còn bé gái thì ngực phát triển,…

Nếu ba mẹ không nói cho trẻ biết trước những vấn đề này hay hướng dẫn làm thế nào đối mặt với những thay đổi khiến trẻ cảm thấy bối rối, lo lắng, xấu hổ. Cùng với những áp lực khác dễ khiến trẻ mắc chứng trầm cảm dẫn đến mất tập trung, trí nhớ, học hành sa sút.

Dậy thì quá sớm hoặc quá muộn

Độ tuổi trung bình dậy thì ở trẻ từ 10-14 tuổi. Nếu dậy thì trước 10 tuổi coi là dậy thì sớm và sau 14 tuổi gọi là dậy thì muộn. Trẻ dậy thì quá sớm hay muộn so với bạn bè đều thấy cơ thể mình không bình thường từ đó nảy sinh sự tự ti, xấu hổ. Những suy nghĩ này có thể dẫn đến trầm cảm.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu những thay đổi tuổi dậy thì và giúp con vượt qua

Áp lực học hành

Độ tuổi lên 10 cũng là thời điểm chuyển cấp từ tiểu học lên trung học, bài vở thi cử sẽ nhiều hơn, chuyện học hành sẽ áp lực hơn trước. Những lo lắng về thay đổi môi trường học, cách học, khối lượng bài học sẽ là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Áp lực học hành là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Nội tiết tố

Estrogen là một loại hormone sinh dục nữ và giai đoạn dậy thì nồng độ estrogen tăng đột biến do đó làm tăng trầm cảm ở nữ. Với nam giới cũng có một loại hormone là testosterone cũng tăng lên ở trẻ nam tuy nhiên không gây ảnh hưởng đến chứng trầm cảm nhưng những tác động gián tiếp của loại hormone này cũng trở thành nguyên nhân sâu xa xáo trộn trong tâm lý.

Cách giúp trẻ vượt qua trầm cảm tuổi dậy thì

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng 

Những trẻ có hệ miễn dichh khỏe mạnh sẽ giúp chống lại nhiều bệnh về tâm lý. Trong khi đó, dinh dưỡng là yếu tố lớn quyết định đến hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy cung cấp một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp con phát triển khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.

Không áp lực học hành cho trẻ

Cha mẹ cần giúp trẻ thực hiện một thời gian biểu của trẻ hợp lý để có thể nghỉ ngơi, học tập, ăn uống thích hợp để trẻ không bị áp lực quá bởi học tập quá mức, tránh ép con học ngày đêm hay phải đạt được thành tích nào đó gây căng thẳng và trầm cảm ở trẻ.

Khuyến khích con tham gia hoạt động xã hội

Những hoạt động xã hội, ngoại khóa như mùa hè xanh, trại hè, từ thiện,… giúp trẻ tích lũy thêm kỹ năng sống bên cạnh chỉ học kiến thức sách vở, kỹ năng giao tiếp xã hội. Những hoạt này còn giúp trẻ thoải mái, vui vẻ, giảm căng thẳng tránh được nguy cơ bị trầm cảm.

Khuyến khích con vận động

Hoạt động thể thao, vận động không chỉ tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng mà còn xua tan căng thẳng, tinh thần sảng khoái, suy nghĩ lạc quan hơn.

Làm bạn với con

Những vấn đề tâm lý ở độ tuổi dậy thì sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bố mẹ chủ động tâm sự với trẻ, chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân cho con trong giai đoạn dậy thì. 

Khi ba mẹ chia sẻ, chỉ dẫn con như vậy con sẽ không cảm thất lúng túng, ngại ngùng hay căng thẳng trước những thay đổi đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì hay các vấn đề tình cảm, giới tính, xã hội, quan hệ,…

Tâm sự, chia sẻ với con là cách giúp con vượt qua trầm cảm

Kết, 

Trầm cảm làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt của trẻ. Căn bệnh này có thể dẫn đến các hành vi tiêu cực như tự làm hại bản thân, dấn thân vào các tệ nạn xã hội,… Vì vậy, phụ huynh nên sớm có phương pháp giáo dục đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì để giúp con vượt qua giai đoạn này và phát triển lành mạnh.