Trừ những ai được sinh ra trong một gia đình khá giả không phải lo lắng về tài chính.  Hầu hết các bạn sinh viên sẽ luôn đau đầu về việc quản lý chi tiêu. Bởi lẽ thời điểm này các bạn vẫn chưa kiếm được nhiều tiền nhưng lại có quá nhiều những khoản cần chi trả hàng ngày. Nếu tháng nào chi tiêu không có kế hoạch, tính toán thì mì tôm có lẽ không còn là món quá xa lạ. Bạn chắc hẳn không muốn điều đó xảy ra rồi. Vậy cùng điểm qua những cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây nhé.

Theo dõi các khoản chi tiêu hàng ngày

Trước khi bắt đầu với việc tiết kiệm, hãy bắt tay vào việc theo dõi chi tiêu. Dù lớn hay nhỏ, hãy luôn nhớ ghi chép lại những khoản thu chi hàng ngày thật cẩn thận. Bạn đừng bỏ sót bất cứ khoản tiền phải chi nào kể cả 1-2 nghìn gửi xe. Số tiền bạn tiêu có thể tác động đáng kể đến số tiền bạn đang có hay số tiền bạn kiếm được. Vậy nên phải biết rõ chúng đã đi về đâu và cho mục đích gì.

Thông qua việc này, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát. Biết mình đã tiêu tiền cho những thứ gì, thứ đó có thật sự cần thiết hay không. Sau đó, cân nhắc khoản chi nào nên bỏ đi, khoản nào cần giữ lại. Từ đó, bạn sẽ kiểm soát được những khoản tiền chi trả trong một ngày. Sau đó có thể so sánh giữa các ngày với nhau để cân đối giữa các ngày. Làm sao để hạn chế tình trạng không tiêu xài quá độ, ảnh hưởng đến những ngày sau đó.

Theo dõi chi tiêu giúp tiết kiệm hiệu quả

Theo dõi chi tiêu giúp tiết kiệm hiệu quả

Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể

Tổng hợp và phân loại các khoản chi tiêu của bạn theo các hạng mục cụ thể. Ví dụ như: tiền thuê nhà, tiền điện nước, điện thoại, xăng, xe, nhu yếu phẩm, tiền tiết kiệm,…

Sau đó phân bổ số tiền bạn có vào các hạng mục theo tỉ lệ phần trăm và quan sát thực tế thói quen chi tiêu của bạn để xem bạn có phân bổ quá nhiều hay quá ít cho một hạng mục hay không. Tiếp theo bạn thêm khoản chi vào hai cột “Dự định”. Tức là số tiền bạn muốn sử dụng vào mỗi hạng mục và “Thực tế” là số tiền bạn thực sự sử dụng. Sau cùng vào mỗi cuối tháng, bạn sẽ kiểm tra, xem xét hai cột này. Nếu sự chênh lệch quá lớn thì hãy tìm cách khắc phục và điều chỉnh đến khi cân bằng là được.

Lập kế hoạch thu chi tỉ mỉ là cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên tốt nhất

Lập kế hoạch thu chi tỉ mỉ là cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên tốt nhất

Đừng bỏ qua tiền lẻ

Trong xã hội ngày càng không dùng tiền mặt ngày nay, tiền lẻ đang trở thành hàng hiếm. Tại sao bạn không thử tạo thói quen tiết kiệm tiền lẻ và bỏ vào lọ hoặc heo đất. Bạn sẽ ngạc nhiên với tốc độ đầy lên của chúng. Tiền lẻ sẽ không hiển thị trên các ứng dụng ngân hàng. Hoặc trên bảng sao kê của bạn. Vì vậy đó là số tiền mà đôi khi bạn quên mất mình có. Hãy giữ lại chúng và xem chúng có thể tăng lên nhanh như thế nào.

Tiền lẻ giúp bạn tiết kiệm hơn bạn nghĩ

Tiền lẻ giúp bạn tiết kiệm hơn bạn nghĩ

So sánh trước khi mua hàng

Một phương pháp quan trọng để tiết kiệm tiền là so sánh giá cả giữa các cửa hàng trước khi bạn mua một mặt hàng. Nhất là ở thời đại việc mua sắm online đã trở thành thói quen của những bạn sinh viên. Chỉ một cú nhấp chuột để thanh toán, việc mua hàng nhanh chóng trở thành một việc vô cùng dễ dàng.

Vậy nên khi bỏ một món hàng nào đó vào giỏ hàng, hãy thực hiện 3 bước sau:

  • Bước 1: Nghiên cứu mặt hàng trực tuyến. Sau đó xem xét mặt hàng đó giữa các cửa hàng trực tuyến khác nhau
  • Bước 2: Ghé thăm các cửa hàng gần đó. Rồi xem mặt hàng đó có giá bao nhiêu trong cửa hàng và có thể có đợt giảm giá nào không.
  • Bước 3: Sau khi hoàn thành nghiên cứu của bạn. Hãy chọn ra nơi có giá cả phù hợp nhất với ngân sách của bạn và mua nó.

Hãy thử dùng đồ secondhand

Nếu bạn thường xuyên tiêu tiền cho việc mua sắm thì đồ secondhand sẽ là một lựa chọn không tồi. Mua sắm với giá hời tại các cửa hàng bán đồ cũ sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm mới thú vị, hấp dẫn mà lại còn tiết kiệm được tiền. Đồ secondhand thường sẽ có mức giá rẻ hơn rất nhiều so với đồ mới nhưng vẫn rất chất lượng. Hãy đóng máy tính xách tay, đặt điện thoại xuống và đi ra phố để xem liệu bạn có thể tìm thấy thứ gì thú vị ở một cửa hàng đồ cũ hay không.

Đồ secondhand giúp mua sắm tiết kiệm

Đồ secondhand giúp mua sắm tiết kiệm

Tổng kết

Trên đây là 5 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên có thể giúp bạn thoát khỏi nỗi lo tài chính mà bạn có thể thử áp dụng. Hãy bắt đầu thói quen tiết kiệm nhé! Từ hôm nay hãy tạo cho mình một khoản tiền “phòng thân” để không rơi vào thế bị động khi những tình huống bất ngờ xảy ra.