Để giúp cho sự phát triển trí não của trẻ được tối đa. Ngoài việc kết hợp các hoạt động, trò chơi kích thích não bộ, chúng ta cũng cần phải bổ sung cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ nữa. Dưới đây là những hướng dẫn về các loại thực phẩm tốt cho từng giai đoạn phát triển trí não của trẻ do các trường quốc tế tại tpHCM tổng hợp.
1. Trong giai đoạn mang thai
Ngay trong thời kì mang thai, não bộ của trẻ đã bắt đầu phát triển một cách nhanh chóng. Chính vì vậy mà trong thời kỳ này, bạn cần phải hết sức lưu ý bổ sung các loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ.
Trong thời kỳ này, mẹ nên chú ý áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Điều này không chỉ giúp cho cơ thể mẹ luôn được khỏe mạnh mà còn giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi có thểphát triển một cách đầy đủ và hệ thần kinh khỏe mạnh.
Các bà mẹ nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm sau đây trong thời kỳ mang thai để giúp cho sự phát triển trí não của trẻ:
– Cá béo (cá dầu): Đây là một nguồn cung cấp DHA phong phú giúp não của bé phát triển, mẹ cũng nên chú ý lựa chọn những loại cá có giàu omega 3 giúp cho trí não của trẻ phát triển tốt hơn.
– Rau xanh: Các loại rau xanh chứa hàm lượng axit folic cao, rất quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ.
– Sữa: Sữa giúp cung cấp cho em bé hàm lượng I ốt cần thiết để não bộ có thể phát triển khỏe mạnh và nhiều lợi ích khác.
2. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
Trong độ tuổi sơ sinh, não bộ của trẻ vẫn tiếp tục phát triển rất nhanh. Mỗi ngày có khoảng 100.000 liên kết thần kinh được tạo ra. Trong giai đoạn này, bé chỉ có thể uống sữa mẹ. Vì vậy, mẹ vẫn cần phải bổ sung cho mình những thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não của trẻ và tốt cho sữa để cung cấp đủ sữa cho trẻ.
Các bà mẹ nên ăn những loại thực phẩm như yến mạch, tỏi, rau xanh, cà ri,… giúp tăng cường tiết sữa. Uống nhiều nước cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú.
Đối với những trẻ đã biết ăn rồi, các bà mẹ nên áp dụng việc sử dụng các loại thực phẩm sau để giúp kích thích sự phát triển não bộ của trẻ:
– Cá hồi: Cá chứa nhiều chất béo như cá hồi là nguồn cung cấp axit béo omega-3, DHA và EPA rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Các mẹ có thể chế biến cá hồi dưới dạng súp hoặc salad hoặc kết hợp cùng với những loại thực phẩm khác có màu sắc sặc sỡ giúp tạo hứng thú cho bé với món ăn.
– Hạt ngũ cốc: Não bộ cần được cung cấp glucose liên tục để phát triển và hạt ngũ cốc chính là nguồn cung cấp vô cùng tối ưu. Bạn có thể sử dụng nhiều loại ngũ cốc trong thực đơn hàng ngày cho bé thông qua các món ăn như cháo ngũ cốc hay bánh bột ngũ cốc.
– Sữa chua: Protein và carbohydrate là hai chất có tác động rất quan trọng đến não bộ của trẻ. Sữa chua là sản phẩm chứa hàm lượng cao về cả hai chất đó, vì vậy sữa chua là sự lựa chọn tuyệt vời để tăng cường sự phát triển não bộ ở trẻ.
>>> Xem thêm: VAS chia sẻ kỹ năng sống mầm non dành cho trẻ
3. Giai đoạn từ 5- 10 tuổi
Theo như các nghiên cứu cho rằng, từ giai đoạn trẻ 5 tuổi trở đi, sự phát triển não bộ của trẻ bắt đầu chậm lại. Việc học hỏi và khả năng tò mò với thế giới xung quanh của trẻ cũng bắt đầu giảm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự phát triển não bộ của trẻ dừng hẳn. Trên thực tế, não bộ của trẻ vẫn đang tiếp tực phát triển nhiều hơn so với người trưởng thành.
Vậy nên cha mẹ vẫn cần cung cấp cho con mình những loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho não bộ của trẻ như sau:
– Trứng: Trứng là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất đạm, trứng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như luộc, chiên, thêm vào bánh mì hoặc salads,…
– Hạt và quả hạch: Hầu hết các bậc phụ huynh đều tránh cho bé nhà mình ăn các loại hạt vì có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, các loại hạt cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dưỡng thúc đẩy não phát triển như protein, axit béo, và nhiều loại vitamin. Vì vậy, các bậc cha mẹ có thể cho bé nhà mình sử dụng khi bé đủ lớn.
– Trái cây: Các loại trái cây như táo và mận chứa rất nhiều chất chống oxy hoá giúp thúc đẩy sự tỉnh táo tinh thần và cung cấp cho trẻ lượng vitamin cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ.
4. Giai đoạn sau 10 tuổi
Não bộ của trẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển ngay cả giai đoạn sau 10 tuổi cho tới năm 25 tuổi, sự phát triển này mới dừng lại. Trong giai đoạn này cũng là giai đoạn mà nhân cách của trẻ đang được định hình bởi các yếu tố từ bên ngoài.
Ở độ tuổi này, bạn không cần quá khắt khe với chế độ dinh dưỡng cho trẻ quá nữa. Bạn có thể cho trẻ ăn tất cả mọi loại đồ ăn giúp tốt cho cơ thể bé, giúp bé giảm căng thẳng mệt mỏi. Ngoài ra, trong thực đơn hàng ngày của bé bạn cũng đừng quên bổ sung thêm những loại thực phẩm tốt cho trí não của trẻ đã được nêu ở trên.
Trên đây là những gì mà các trường quốc tế tại tpHCM đã tổng hợp lại được. Đây cũng là những kiến thức đã được áp dụng trong việc lên thực đơn các bữa ăn hàng ngày tại trường cho các em học sinh của các trường quốc tế tại tpHCM. Các cha mẹ có thể tham khảo thêm về các trường này để đảm bảo được chế độ dinh dưỡng tốt cho con mình, bằng cách click vào đây.