Trên thị trường chứng khoán ngày nay, có rất nhiều loại chứng khoán khác nhau để nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn. Trong đó, đáng quan tâm là chứng quyền, nhưng không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng có hiểu biết về loại chứng khoán này. Vậy nên hôm nay chúng tôi ở đây để giải đáp thắc mắc cho bạn về câu hỏi chứng quyền là gì và các nhà đầu tư có nên đầu tư vào chứng quyền hay không?

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền là gì?

Định nghĩa chứng quyền 

Chứng quyền có tên tiếng anh là Stock Warrant là một loại chứng khoán do các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất cho ra đời nhằm nắm giữ chứng quyền, cho phép nhà đầu tư mua được các cổ phiếu của doanh nghiệp, sản xuất theo một mức giá đã được quy định trước.

Các thông tin cơ bản của chứng quyền

Chứng quyền bao gồm nhiều thông tin với nhiều ý nghĩa khác nhau gồm:

– Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền: chứng quyền có thể đổi sang chứng khoán cơ sở.

– Ngày đáo hạn: ngày mà chứng quyền không còn hiệu lực.

– Thời hạn chứng quyền: chứng quyền sẽ có thời gian đáo hạn, ít nhất là 3 tháng và nhiều nhất là 24 tháng.

– Thời điểm 2 ngày trước thời điểm đáo hạn của chứng quyền là ngày giao dịch cuối cùng, có nghĩa là tất cả chứng quyền đều không còn được niêm yết trên sàn chứng khoán.

– Giá chứng quyền: khoản tiền mà nhà đầu tư phải chi trả để có được chứng quyền.

– Giá thực hiện: thời điểm chứng quyền đáo hạn bằng với giá của chứng khoán cơ sở (CKCS) (có thể đăng ký tài khoản chứng khoán tại đây).

– Giá thanh toán: giá của CKCS trong trung bình 5 phiên giao dịch liên tiếp trước ngày đáo hạn của chứng quyền.

–  Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt.

Lợi ích của việc đầu tư vào chứng quyền

Vốn đầu tư chứng quyền thấp: Bởi chứng quyền thường có giá thấp hơn nhiều so với giá của những chứng khoán cơ sở khác nên khi đầu tư bạn sẽ không cần chuẩn bị vốn quá lớn.

Tỷ suất sinh lời được đánh giá cao: Bởi biên độ trần sàn của chứng quyền có khả năng lên đến từ 100% cho đến 200% trong một ngày nên tỷ lệ sinh lời khá nhanh chóng.

Nhà đầu tư ở nước ngoài vẫn có thể tham gia vào thị trường chứng quyền.

Chứng quyền không cần phải ký quỹ giống như chứng khoán phái sinh.

Giao dịch đầu tư diễn ra dễ dàng như chứng khoán cơ sở.

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant: CW) là loại chứng khoán được phát hành riêng biệt bởi các tổ chức tài chính, cho phép nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của một doanh nghiệp cụ thể với một mức giá đã quy định sẵn, ở một thời điểm xác định.

Định nghĩa về chứng quyền có đảm bảo

 Định nghĩa về chứng quyền có đảm bảo

 

Đặc điểm của chứng quyền có đảm bảo.

Chứng quyền có đảm bảo sẽ được niêm yết với mã giao dịch riêng tại các sàn giao dịch chứng khoán. Chứng quyền có đảm bảo sẽ được hoạt động như một chứng khoán thông thường. Giá của chứng quyền được xác định ở các thời điểm sau:

    + Thời điểm phát hành lần thứ nhất (IPO): Công ty chứng khoán phát hành sẽ đưa ra một mức giá đã quy định sẵn..

    + Sau khi phát hành: Dựa trên mã giao dịch chứng khoán cơ sở, chứng quyền có đảm bảo sẽ có một hay nhiều biến động, rủi ro xảy ra.

Các chứng quyền có đảm bảo được niêm yết trên sàn giao dịch, nhà đầu tư có thể bán lại cho các nhà đầu tư khác đã mua chứng quyền.

Chứng quyền có đảm bảo đã được quy định thời gian đáo hạn nên các nhà đầu tư có thể giữ đến thời điểm nào đó tùy thích, để có được một khoản chênh lệch quy ra bằng tiền mặt. Khoản chênh lệch này sẽ được tính dựa trên giá thanh toán tại ngày đáo hạn và giá thực hiện của chứng quyền.  Lúc này, công ty phát hành bị mất quyền phát hành thêm chứng quyền,  bởi vậy trước khi phát hành, phải dự trữ một lượng chứng quyền nhất định để làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành chứng quyền.

Chứng quyền có đảm bảo gồm những loại:

Các loại chứng quyền có đảm bảo

Các loại chứng quyền có đảm bảo 

  • Chứng quyền bán: Người sở hữu chứng quyền bán được phép bán một lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá đã được niêm yết sẵn.
  • Chứng quyền mua: Được phép mua một lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá có sẵn.

Các trạng thái của chứng quyền mua:

Trạng thái của chứng quyền

  Trạng thái của chứng quyền

  •  Trạng thái lãi:

+ Đối với chứng quyền bán: Giá CKCS < Giá thực hiện

+ Đối với chứng quyền mua: Giá CKCS > Giá thực hiện

  • Trạng thái lỗ:

+ Đối với chứng quyền bán: Giá CKCS > Giá thực hiện

+ Đối với chứng quyền mua: Giá CKCS < Giá thực hiện

  • Trạng thái hòa vốn:

+ Giá CKCS = Giá thực hiện

 Chứng quyền có đảm bảo

 Chứng quyền có đảm bảo

Trên đây là những định nghĩa căn bản về chứng quyền trên thị trường chứng khoán đủ để các nhà đầu tư tự tin trả lời câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra ở phần đầu: Chứng quyền là gì?

Hy vọng rằng qua bài viết này, chúng tôi có thể giúp các nhà đầu tư nắm được những hiểu biết về chứng quyền nói riêng và lĩnh vực chứng khoán nói chung. Hãy truy cập vào website của HSC để tìm đọc thêm nhiều bài viết hữu ích nữa nhé. Cảm ơn đã đón đọc!