“Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu. Hãy tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm” là lời khuyên của nhà đầu tư thành công nhất thế giới Warren Buffett. Tiết kiệm là một thói quen tuyệt vời mà bạn nên rèn luyện từ sớm để đảm bảo an ninh tài chính cho chính mình. Bạn sẽ không thể dự đoán được những thử thách mà cuộc sống này bất ngờ quăng cho bạn. Nhưng bạn luôn có thể chuẩn bị cho chúng.
Học cách lên kế hoạch tiết kiệm tiền cho bất kỳ trường hợp bất ngờ nào trong tương lai là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo rằng bạn có thể giải quyết những trở ngại trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua những trường hợp khẩn cấp, cũng như tận hưởng cuộc sống của mình một cách trọn vẹn nhất.
Lý do nên lập kế hoạch tiết kiệm tiền từ hôm nay
Kế hoạch tiết kiệm là một phương pháp tích lũy tiền để đạt được các mục tiêu tài chính cụ thể. Trong đó sẽ liệt kê các mục tiêu được đề cập và các bước cần thiết để đạt được chúng.
Những mục tiêu như vậy có thể bao gồm:
- Có một quỹ khẩn cấp để trang trải các chi phí bất ngờ. Chẳng hạn như cấp cứu y tế hoặc chi phí sửa chữa bất ngờ cho nhà hoặc xe của bạn
- Có một quỹ hưu trí để trang trải các chi phí hàng ngày của bạn sau khi bạn nghỉ hưu
- Thực hiện các khoản đầu tư có thể kiếm được thu nhập
- Thanh toán trước cho ngôi nhà của bạn hoặc các giao dịch mua bán lớn khác
- Chi trả cho giáo dục của con cái và hôn nhân của bạn
Tiết kiệm ngay hôm nay để hoàn thành những mục tiêu
3+ mẹo tiết kiệm tiền hiệu quả
Dưới đây là một số mẹo để tiết kiệm tiền không chỉ cho các mục tiêu ngắn hạn mà còn cho các mục tiêu dài hạn của bạn:
Mẹo số 1: Mở tài khoản tiết kiệm
Cách tốt nhất để rèn luyện thói quen tiết kiệm có kỷ luật là mở một tài khoản riêng để tiết kiệm. Ngoài tài khoản tiền lương hoặc tài khoản kinh doanh thông thường của bạn. Chuyển số tiền dành để tiết kiệm vào tài khoản riêng này. Sau đó, bạn có thể đầu tư trực tiếp vào các công cụ tiết kiệm khác nhau từ tài khoản này
Mẹo số 2: Phân bổ ngân sách
Điều quan trọng nhất khi tiết kiệm tiền là rèn luyện ý chí mạnh mẽ để không chạm vào số tiền được dành để tiết kiệm. Có thể bạn sẽ từ bỏ quyết tâm tiết kiệm và sử dụng tiền cho một số việc không chính đáng. Hãy cảnh giác với điều này. Bám sát ngân sách và không vượt quá nó. Thay vào đó, hãy cố gắng hết sức để thử và tiết kiệm ngay cả khi ngân sách eo hẹp.
Mẹo số 3: Đánh giá thói quen chi tiêu của bạn
Thường xuyên đánh giá thói quen mua sắm và chi tiêu của bạn để tận dụng mọi khoản tiết kiệm có thể. Điều này sẽ giúp mở rộng khoản tiết kiệm của bạn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Lên kế hoạch tiết kiệm tài chính cá nhân hiệu quả khi nắm kỹ 3 bước này
Luôn theo dõi thói quen chi tiêu để tiết kiệm hiệu quả
Xây dựng kế hoạch tiết kiệm tiền
Bước 1: Bắt đầu với việc lập ngân sách
Lập ngân sách sẽ giúp bạn tìm được sự cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm trong cả năm. Bằng cách kiểm tra sao kê thẻ tín dụng, hóa đơn, sao kê ngân hàng và biên lai. Bạn có thể tính ra tất cả các chi phí thường xuyên của mình. Chẳng hạn như tiền thuê nhà hoặc khoản vay mua nhà, phương tiện đi lại, bảo hiểm và điện. Sau đó, bạn khấu trừ các chi phí này khỏi thu nhập của mình, bạn sẽ có số tiền dành riêng để tiết kiệm. Nếu bạn đang chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thể cắt bỏ hoặc cắt giảm những chi phí gì.
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu tiết kiệm
Bước tiếp theo là xác định các mục tiêu để đưa vào kế hoạch tiết kiệm của bạn. Đặt mục tiêu trong khi tiết kiệm tiền có thể giúp bạn tiết kiệm một cách có hệ thống. Mục tiêu có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn. Đối với mục tiêu ngắn hạn là những sự kiện mà bạn mong đợi sẽ xảy ra trong tương lai gần. Ví dụ, mua một chiếc xe hoặc đi nghỉ mát.
Mặt khác, các mục tiêu dài hạn là các sự kiện có thời gian dài hơn. Mua nhà hoặc lên kế hoạch nghỉ hưu thường được coi là mục tiêu dài hạn. Xét về số tiền tiết kiệm được, mục tiêu dài hạn có thể lớn hơn mục tiêu ngắn hạn. Tuy nhiên bạn phải có khung thời gian dài hơn để thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.
Khi đặt mục tiêu tài chính cho kế hoạch tiết kiệm của bạn. Hãy đảm bảo chúng có những đặc điểm như: cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế, thời gian ràng buộc.
Bước 3: Phân bổ ngân sách vào các khoản chi hàng tháng
Bạn thể áp dụng phương pháp 60/10/10/10/10 để chia ngân sách vào các khoản chi theo nguyên lý:
- 60% – Nhu cầu thiết yếu, bao gồm tiền nhà, điện, nước, lương thực, thực phẩm, quần áo, di chuyển,…
- 10% – Quỹ đóng băng, là số tiền “đóng băng” tuyệt đối không được rút ra để tiêu sài, dành cho việc tiết kiệm
- 10% – Quỹ tiết kiệm dài hạn. Như sắm một chiếc xe hơi, trả nợ, mua nhà,…
- 10% – Cho chi phí phát sinh, dùng để chi trả cho những sự cố bất ngờ như hư xe, đau bệnh, những việc cần chi tiền đột xuất.
- 10% – Hoạt động giải trí. Hãy cắt giảm khoản này càng ít càng tốt để góp phần gia tăng tiền tiết kiệm
Bắt tay lập kế hoạch tiết kiệm tiền cho tương lai
Tổng kết
Trên đây là một vài mẹo và các bước tiết kiệm đơn giản mà bạn có thể tham khảo. Cùng áp dụng vào kế hoạch tiết kiệm tiền của mình để không còn đau đầu vì nỗi lo tài chính mỗi tháng. Hãy tiết kiệm ngay bây giờ để cuộc sống tốt đẹp hơn nhé.
>>> Theo dõi và cập nhật các tin tức về Tài chính – Ngân hàng