Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Cần mà không Kiệm, thì làm chừng nào xài chừng ấy. Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.” Chính vì thế việc quản lý chi tiêu hàng ngày là vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên chắc hẳn có nhiều bạn vẫn chưa biết cách để quản lý chi tiêu sao cho hiệu quả và tối ưu nhất. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn vài tips để quản lý chi tiêu hợp lý.
Đặt ra mục tiêu chi tiêu cụ thể
Rất nhiều bạn trẻ ngày nay có xu hướng chi tiêu một cách ngẫu hứng và bốc đồng, dễ hiểu hơn là không suy nghĩ và tính toán cụ thể trước khi mua sắm. Các bạn thường rơi vào tình trạng “vung tiền quá trán” dẫn đến cuối tháng trở nên túng thiếu. Do đó, việc xác định và đặt ra mục tiêu tài chính mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Để quản lý chi tiêu hợp lý cần phải xây dựng bản kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động cũng như các khoản thu chi. Việc đặt ra mục tiêu cụ thể sẽ tạo động lực để thúc đẩy bản thân thực hiện những điều mình mong muốn.
Để dễ dàng thực thi thì mục tiêu nên được chia thành 2 loại là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn đó có thể là mua điện thoại, trả hết nợ,… còn các mục tiêu dài hạn có thể là mua nhà, lập gia đình, nuôi con.
Thiết lập mục tiêu là yếu tố then chốt để quản lý chi tiêu hàng ngày hiệu quả
Áp dụng 2 quy tắc phân bổ chi tiêu
Quy tắc 6 chiếc lọ
Chắc hẳn rằng nhiều bạn trẻ đang gặp khó khăn trong việc quản lý dòng tiền và chi tiêu sao cho hiệu quả. Việc cố gắng kiếm tiền và tiết kiệm tiền đã trở thành một trong những điều áp lực nhất trong cuộc sống. Hiểu được điều đó doanh nhân – diễn giả – tác giả cuốn best-seller “Bí mật tư duy triệu phú” của T.Harv Eker đã giới thiệu công thức 6 chiếc lọ là bí quyết quyết quản lý tiền bạc nổi tiếng khắp thế giới.
Khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, số tiền của mỗi người sẽ được chia thành 6 quỹ tài chính (hay gọi là chiếc lọ) như sau:
- Lọ thứ nhất – chi tiêu cần thiết (55% chi nhập): Đây là khoản chi phí dành cho nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Quỹ dành được dùng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt, chi trả hóa đơn, vui chơi, giải trí và mua sắm cần thiết.
- Lọ thứ hai – tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập): Khoản này dành cho các mục tiêu dài hạn như mua xe, mua nhà, kết hôn, sinh em bé, khởi nghiệp,…
- Lọ thứ ba – giáo dục (10% thu nhập): Khoản này được dùng cho việc học hỏi và trau dồi thêm kiến thức bằng cách mua sách, tham gia các khóa học, đào tạo hoặc các buổi workshop chia sẻ từ những người thành công.
- Lọ thứ tư – hưởng thụ (10% thu nhập): Đây là khoản tiền bạn dành cho việc hưởng thụ, mua sắm xa xỉ, chăm lo cho bản thân, làm những việc mới mẻ, tăng cường trải nghiệm…
- Lọ thứ năm – quỹ tự do tài chính (10% thu nhập): Đây là khoản sử dụng cho việc đầu tư, tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập thụ động như gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh.
- Lọ thứ sáu – từ thiện (5% thu nhập): Đây là khoản tiền bạn sử dụng để làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân, bạn bè.
Cách quản lý chi tiêu mỗi ngày với 6 chiếc lọ tài chính
Quy tắc 50/20/30
Đây là quy tắc được áp dụng nhiều nhất hiện nay, quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:
- Nhu cầu cần thiết (50% thu nhập): cũng giống như quy tắc trên khoản này dành cho vào những vấn đề thiết yếu không thể loại bỏ như tiền ăn, ở, chi phí đi lại, điện, nước,…
- Mục tiêu tài chính (20% thu nhập): khoản này được sử dụng cho tiết kiệm, trả nợ, quỹ dự phòng rủi ro hoặc đầu tư thu lợi nhuận.
- Chi tiêu cá nhân (30% thu nhập): những chi phí dành cho việc chi tiêu cá nhân bao gồm du lịch, giải trí, mua sắm, ăn uống với bạn bè,…
Quản lý thu nhập với quy tắc 50/20/30
Thay đổi thói quen mua sắm để quản lý chi tiêu hiệu quả
Không thể chối cãi rằng sức hấp dẫn từ các mã khuyến mãi, flash sale, voucher freeship trên các sàn thương mại điện tử đã thành công “thao túng” tâm lý, cùng hành vi mua sắm bốc đồng của người tiêu dùng. Mặc dù đó là những sản phẩm không cần thiết, kém chất lượng nhưng nhiều người đã không nỡ chối từ nên đã tốn khoản tiền không hề nhỏ cho chúng.
Để khắc phục tình trạng này bạn cần phải có một ý chí vững vàng để chống lại sự cám dỗ của những chương trình marketing hấp dẫn. Thêm vào đó hạn chế việc mua những sản phẩm vô bổ và độ bền không cao. Ngoài ra nên chuẩn bị một danh sách các mặt hàng thiết yếu và quan trọng, phải cân nhắc để điều chỉnh chi tiêu sao cho hợp lý.
Tổng kết
Việc quản lý chi tiêu hàng ngày là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mọi người đặc biệt là thế hệ các bạn trẻ. Việc tiêu xài hoang phí dẫn đến hậu quả khôn lường về lâu dài rất khó để kiểm soát. Vậy nên cần phải có những chiến lược phù hợp dành cho việc quản lý chi tiêu hàng ngày để đem lại hiệu quả nhất định. Sau khi áp dụng những tips chia sẻ trên chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những lợi ích bất ngờ. Hãy cẩn trọng trước khi quyết định vung tiền cho một hoạt động nào đó và phải nhớ rằng “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu. Benjamin Franklin”.