Ngày nay nhiều người trẻ không biết cách để dành dụm tiền, tình trạng chung là họ luôn đặt câu hỏi không biết tiền của mình đi đâu hết và tại sao sau khoảng thời gian làm lụng vất vả bản thân vẫn chẳng thể dư ra được khoản nào. Bài viết hôm nay sẽ giúp lý giải và chia sẻ cách để dành tiền hiệu quả dành cho những bạn trẻ.

Vì sao người trẻ không biết cách để dành tiền?

Không để tâm đến việc tiết kiệm tiền

Một số người trẻ có quan điểm rằng “tuổi trẻ là để tận hưởng và trải nghiệm” nên tiền mà họ kiếm được dường như dành hết cho việc ăn xài và hưởng thụ, mua sắm, đi du lịch và làm những điều họ thích. Họ không có khái niệm tiết kiệm và cũng không biết cách để tiết kiệm tiền là như thế nào. Việc tiêu xài thả ga là một thói quen xấu và theo các chuyên gia tài chính thì mỗi người nên học cách để dành tiền phòng trừ cho những tình huống khẩn cấp như bệnh hoạn, ốm đau,… ngoài ra để dành tiền còn để cho những mục tiêu, cơ hội và hơn hết là bạn có thể tự chủ về tài chính của bản thân.

Không để tâm đến việc dành dụm tiền

Không để tâm đến việc dành dụm tiền 

Không có mục tiêu tiết kiệm

Tiết kiệm là một thói quen tốt và nhiều người cũng bắt đầu suy nghĩ rằng mình sẽ tiết kiệm tiền nhưng họ không đặt ra một mục tiêu cụ thể nào. Điều này khiến cho họ không có động lực để quyết tâm từ đó kế hoạch để dành tiền bị thất bại. Vậy nên cách để dành tiền hiệu quả đó chính là hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân chẳng hạn trong 5 năm tới bạn xe mua nhà, mua xe, lập gia đình,… Khi có được mục tiêu cụ thể bạn sẽ biết được mình phải làm gì và kế hoạch để thực hiện nó ra sao, từ đó việc dành dụm tiền mới có kết quả.

Hiểu sai về cách để dành tiền

Nhiều người cho rằng tiền tiết kiệm chính là khoản dư ra sau khi tiêu xài và chi trả cho tất cả các khoản nhu cầu và sinh hoạt. Tuy nhiên nếu thu nhập của bạn không cao thì việc chi tiêu quá nhiều sẽ khiến bạn chẳng thể tiết kiệm được đồng nào thậm chí là có thể bị thâm hụt tiền của tháng sau. Vậy nên bạn hãy thay đổi suy nghĩ và cách dành dụm tiền, bạn nên trích ra một phần trong thu nhập mỗi tháng để làm khoản tiết kiệm cố định. Cách này có thể giúp bạn thay đổi thói quen chi tiêu và không lãng phí tiền vào mình thứ không thật sự cần thiết.

Không biết cách để dành tiền hiệu quả

Không biết cách để dành tiền hiệu quả 

Chỉ tiết kiệm khoản tiền bất ngờ có được

Nhiều người ngày nhỏ có thói quen bỏ heo khi được ba mẹ hoặc người lớn cho tiền điều này dần hình thành nên thói quen là chỉ tiết kiệm những khoản tiền mà bản thân may mắn hoặc bất ngờ nhận được chứ không tập tiết kiệm mỗi ngày. Mặc dù biết tiết kiệm như vậy cũng tốt nhưng để việc dành dụm được hiệu quả nhanh chóng và tốt hơn thì bạn nên tập cách dành dụm tiền hàng ngày, mỗi ngày có thể tiết kiệm một ít thậm chí là vài đồng tiền lẻ.

Tiết kiệm một cách thái quá

Mặc dù biết việc tiết kiệm tiền là tốt nhưng một số người hiểu sai về tiết kiệm dẫn đến tiết kiệm thái quá thậm chí là ki bo, bủn xỉn. Tiết kiệm không có nghĩa là bạn sẽ đối xử tệ với bản thân hay keo kiệt với mọi người xung quanh một cách quá mức. Thay vào đó hãy học cách dành dụm tiền thông minh và hiệu quả.

“Thắt lưng buộc bụng” một cách quá mức

“Thắt lưng buộc bụng” một cách quá mức 

>>> Tham khảo thêm: “Cách để dành tiền nhanh nhất dành cho sinh viên”

Những cách để dành tiền hiệu quả

Hiện nay với sự phát triển của mạng xã hội bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những cách dành dụm tiền khác nhau từ chia sẻ của các chuyên gia tài chính, những người thành công,… Tuy nhiên, có 2 quy tắc giúp tiết kiệm tiền nhanh chóng được nhiều người áp dụng đó là quy tắc 50/20/30 và quy tắc 6 chiếc lọ tài chính. Đối với quy tắc 50/20/30 là bạn sẽ chia thu nhập của mình ra thành 3 phần 50% tiền cho nhu cầu cần thiết, 20% cho tích lũy, đầu tư, và 30% cho nhu cầu cá nhân.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là bạn sẽ chia thu nhập của mình ra thành 6 phần với tỉ lệ lần lượt là 55% dành cho chi tiêu cần thiết, 10% tiết kiệm dài hạn, 10% cho giáo dục, 10% để hưởng thụ, 10% quỹ tự do tài chính và 5% để từ thiện. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về 2 quy tắc này tại đây để lựa chọn cách dành dụm tiền hiệu quả đối với bản thân.

>>> Thông tin về tài chính – ngân hàng

Lời kết

Chắc hẳn rằng qua nội dung trên bạn đã phần nào giải đáp được câu hỏi tại sao bản thân không thể để dành tiền. Mong rằng sau khi biết được nguyên nhân thì bạn có thể tìm ra giải pháp và cách để dành tiền hiệu quả và phù hợp với khả năng cũng như tài chính của bạn.