Khi tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán thì việc xem và hiểu được bảng giá chứng khoán là điều bắt buộc mà nhà đầu tư cần phải nắm rõ. Bảng giá chứng khoán sẽ cho bạn biết những thông tin liên quan đến quá trình giao dịch chứng khoán giúp bạn nắm bắt được những tình hình trong từng phiên giao dịch cổ phiếu của mình. Vì thế, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản nhất cho các nhà đầu tư mới bắt đầu.
Cách đọc bảng giá chứng khoán
1. Mã chứng khoán – “Mã CK”
Danh sách của các loại mã giao dịch chứng khoán được sắp xếp theo thứ tự. Mỗi công ty đều sẽ được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cung cấp cho mã chứng khoán riêng, thường mã này sẽ viết tắt tên của công ty đó.
Nếu bạn muốn tìm mã giao dịch của công ty nào, bạn chỉ cần nhập mã chứng khoán công ty đó vào ô Nhập mã CK là được.
Mỗi công ty có một mã chứng khoán riêng biệt
2. Giá tham chiếu – “TC” (màu vàng)
Tại mức giá đóng cửa của phiên giao dịch chứng khoán trước đó gần nhất. Giá tham chiếu sẽ được lấy để làm cơ sở tính toán Giá Sàn và Giá trần.
Tính toán Giá trần và Giá sàn từ giá tham chiếu
Riêng đối với sàn giao dịch UPCOM, Giá tham chiếu sẽ được tính theo Giá bình quân của phiên giao dịch, bắt đầu tính từ thời điểm gần nhất.
3. Giá trần – “Trần” (màu tím)
Tại mức giá cao nhất, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua & bán chứng khoán trong giao dịch.
- Tại sàn UPCOM sẽ có mức giá tăng +15% so với Giá bình quân của phiên giao dịch trước
- Trên sàn HOSE, Giá trần sẽ là mức tăng +7% với Giá tham chiếu
- Tại sàn HNX, Giá trần sẽ là mức tăng +10% so với Giá tham chiếu
4. Giá sàn – “Sàn” (màu xanh lam)
- Tại sàn UPCOM, Giá sàn là mức giảm -15% so với Giá tham chiếu
- Trên sàn HOSE thì Giá sàn sẽ có mức giá giảm -7% so với mức Giá tham chiếu
- Sàn HNX thì Giá sàn mức giá giảm là -10% so với Giá tham chiếu
Nhìn chung, sàn giao dịch HNX, giá chứng khoán sẽ có biến động giao động trong ±10% so với giá tham chiếu. Tại sàn HOSE thì giá chứng khoán thông thường sẽ dao động ở mức biên độ ±7% và trên sàn giao dịch UPCOM là ±15%. Lúc này, các nhà đầu tư chỉ được phép giao dịch mua & bán nằm trong dao động khoảng giá sàn và giá trần. Nếu các bạn đặt giá ở ngoài khoảng mức này, lệnh đặt sẽ hiển thị không khớp.
Giá sàn và giá trần trên bảng giá chứng khoán
5. Tổng khối lượng – “Tổng KL”
Cho biết số lượng (Khối lượng) của cổ phiếu được giao dịch trong ngày hôm đó. Cột này sẽ cho bạn biết tính thanh khoản của cổ phiếu đó trong giao dịch.
6. Cột “Bên mua”
Hệ thống giao dịch sẽ được hiển thị ở 3 mức giá mà giá này luôn ở mức cao nhất và tương ứng với khối lượng đặt mua và trong đó:
- Cột “KL1” & Giá 1: là mức giá cao nhất bạn đặt mua ở thời điểm hiện tại và khối lượng cổ phiếu bạn mua tương ứng. Mua ở Giá 1 lệnh đặt mua của bạn sẽ được ưu tiên hơn so với những lệnh đặt khác.
- Cột “KL2” & Giá 2: là mức giá cao thứ nhì được đặt mua ở thời điểm hiện tại và số lượng mua tương ứng. Mua ở mức Giá thứ 2, lệnh đặt mua sẽ ưu tiên chỉ đứng sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
- Tương tự ở cột “KL3” & Giá 3 thì lệnh đặt mua sẽ có mức ưu tiên sau lệnh ở mức Giá 2.
Cột bên mua trên bảng giá chứng khoán
7. Cột “Bên bán”
Hệ thống sẽ hiển thị với 3 mức giá chào bán thấp nhất và tương ứng khối lượng chào bán và trong đó:
- Cột giá “KL1” và “Giá 1”: Sẽ là mức giá chào bán thấp nhất ở thời điểm hiện tại với số lượng tương ứng. Ở mức Giá 1, lệnh chào bán sẽ luôn được ưu tiên trước so với các lệnh chào bán còn lại
- Cột “KL2” và Giá 2: Sẽ biểu thị mức giá chào bán thấp thứ 2 và chào báo khối lượng tương ứng. Đối với lệnh chào bán tại Gía 2 sẽ có sự ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 1
- Ở cột “KL3” và “Gía 3” là lệnh chào bán mức độ ưu tiên ở cột này sẽ sau lệnh chào bán mức Giá 2
8. Cột “Khớp lệnh”
Bao gồm hệ thống các cột “KL”, “Giá”, “+/-”. Trong thời gian thực hiện giao dịch, các cột sẽ có ý nghĩa như sau:
- Cột “KL” biểu thị khối lượng của cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
- Cột “Giá” biểu thị mức giá khớp ở cuối ngày hoặc trong phiên giao dịch
- Cột “+/-” là sự tăng hoặc giảm của giá đây là mức giá thay đổi vợ với Giá tham chiếu
9. Cột “Giá”
Đây là hệ thống của các cột của “Giá thấp nhất”, “Giá cao nhất” và “Giá TB”.
- Giá thấp nhất: Ở mức giá khớp thấp nhất tính từ đầu phiên giao dịch đến hiện tại.
- Giá cao nhất: Ở mức giá khớp cao nhất tính từ đầu phiên giao dịch đến hiện tại.
Từ đó bạn sẽ nắm được giá cổ phiếu đang thay đổi trong phiên giao dịch như thế nào
10. Cột “Dư mua – Dư bán”
Trong phiên giao dịch khớp lệnh liên tục. Cột “dư mua – dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu ở trạng thái đang chờ khớp.
Khi kết thúc một ngày giao dịch: Cột “dư mua – dư bán” sẽ biểu thị khối lượng cổ phiếu mà không thực hiện trong ngày giao dịch đó.
Tham khảo thêm cách đọc bảng giá giao dịch tại đây
Kết luận
Trên đây là kiến thức về cách đọc bảng giá chứng khoán dễ dàng nhất cho nhà đầu tư khi vừa mới tham gia bộ môn đầu tư tài chính. Mong rằng những thông tin được cung cấp ở trên sẽ hữu ích, giúp các nhà đầu tư hiểu và biết được cách đọc bảng giá cũng như đầu tư một cách có hiệu quả nhất.