Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, trẻ sẽ có những sự phát triển khác nhau về thể chất, tư duy… Do đó mà việc hiểu rõ về các cột mốc này sẽ giúp cha mẹ nuôi con tốt hơn. Bài viết dưới đây trường mầm non quận gò vấp sẽ nói về cột mốc phát triển của trẻ 5 tuổi. 

Khi bé 5 tuổi, bé dường như đã có sự trưởng thành nhất định. Bé sẽ trở lên tự tin hơn. Đồng thời bé cũng bắt đầu có những chính kiến và nhận thức riêng của mình về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh bé.

Mỗi một đứa trẻ, tùy vào môi trường phát triển của trẻ mà sẽ tự học và hoàn thành được những kỹ năng khác nhau theo mốc phát triển của riêng mình. Vậy nên cha mẹ không nên đặt nặng vấn đề trẻ phải giỏi cái này, biết cái kia giống những đứa trẻ đồng trang lứa.

Phát triển thể chất và vận động của bé 5 tuổi

Bước sang tuổi này kỹ năng vận động thô và tinh của trẻ đều sẽ được hoàn thiện dần dần. Trẻ sẽ trở lên khéo léo hơn và đạt được những kỹ năng sau:

  • Cơ thể hoạt động linh hoạt và dẻo dai hơn, trẻ có khả năng thực hiện các hoạt động phức tạp tốt hơn.
  • Khả năng giữ thăng bằng, chạy, nhảy của trẻ tốt hơn.
  • Trẻ bắt đầu thay răng
  • Khả năng sử dụng đũa, muỗng của trẻ để ăn uống cũng thành thạo hơn.
  • Trẻ có thể cầm bút, dùng dao, kéo để thực hiện các động tác cắt, thái đơn giản.

sự phát triển về thể chất ở trẻ 5 tuổi

Bí quyết nuôi dạy trẻ trong giai đoạn này

Cha mẹ hãy để con tự do chạy nhảy, vui chơi trên sân trường, công viên, nơi có không gian rộng. Điều này giúp trẻ rèn luyện thể chất tốt hơn, đồng thời có cơ hội để khám phá nhiều hơn những thứ xung quanh trẻ.

Khuyến khích bé tự thực hiện các bước chăm sóc cá nhân như tự mặc quần áo, đánh răng, rửa tay, tắm…

Cha mẹ cũng nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất nhiều hơn thay vì ngồi xem tivi hoặc điện thoại quá lâu. Việc ngồi như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sự phát triển của não bộ, và cả thị giác. Để khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn, cha mẹ nên nghĩ ra các trò chơi, hoạt động thể thao hấp dẫn trẻ cùng tham gia với bạn. Một lớp học năng khiếu như học bơi cũng giúp ích rất nhiều cho trẻ. Hoạt động bơi lội sẽ giúp trẻ phát triển về thế chất tốt nhất, đồng thời trẻ cũng học được thêm một kỹ năng sống để bảo vệ bản thân khi gặp tai nạn nước.

Để đảm bảo cho sự phát triển thể chất của trẻ được tốt nhất thì bạn nên cần đảm bảo cho trẻ ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Trẻ nên được ngủ ít nhất 8-10 tiếng mỗi ngày để tinh thần luôn luôn thoải mái vào ngày hôm sau.

>>>Bài viết liên quan:Phương pháp giáo dục trẻ do trường mầm non quận Gò Vấp đề xuất

Khi nào cha mẹ cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa?

Nhiều cha mẹ thường hay lo lắng quá mức nên thường xuyên dẫn trẻ đi tìm lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng cần phải dẫn trẻ tới bác sĩ. Cha mẹ nên dẫn trẻ đến gặp bác sĩ nếu:

  • Trẻ không thể giữ thăng bằng trên 1 chân ít nhất 10 giây
  • Trẻ gặp vấn đề về khả năng nghe, nhìn
  • Trẻ không thể học được cách cầm bút
  • Trẻ không có hứng thú với các hoạt động thể chất

sự tò mò và ham học hỏi ở trẻ phát triển mạnh vào giai đoạn 5 tuổi

Các mốc phát triển quan trọng về nhận thức của bé

Trẻ 5 tuổi sẽ giống như một nhà khoa học nhí với hàng tá những thắc mắc và tò mò về thế giới xung quanh. Do đó bé luôn háo hức để được khám phá và học hỏi về thế giới xung quanh bé. Bé sẵn sàng để tháo tung mọi thứ ra và xem về cách thức hoạt động của chúng. Con cũng rất hứng thú với các trò chơi lắp ráp như xếp logo, ghép tranh…

Bên cạnh đó, bé cũng sẽ có thêm nhiều nhận thức quan trọng trong giai đoạn này như:

  • Hiểu được khái niệm đơn giản về thời gian
  • Trẻ có khả năng tập trung vào các hoạt động mà trẻ có hứng thú trên 10 phút. 
  • Trẻ có khả năng ghi nhớ và gọi tên được ít nhất 4 màu sắc.
  • Trẻ có thể đếm được từ 1 đến 10 hoặc nhiều hơn
  • Trẻ có thể ghi nhớ được một số chữ cái
  • Biết về những sự vật quen thuộc

Khi đó cha mẹ cần tránh việc gây áp lực cho trẻ, ép trẻ phải học đọc, học viết trong giai đoạn này. Các kỹ năng này, trẻ có thể hoàn thành vào năm 6 tuổi, khi trẻ đi học tại trường tiểu học. Thay vì ép con học chữ, bạn hãy để trẻ tự do vẽ và viết khi con muốn qua các trò chơi khác nhau, để trẻ có hứng thú hơn. 

Để khuyến khích tinh thần ham học hỏi của trẻ thì việc khuyến khích trẻ đọc sách với bạn cũng là một thói quen tốt. Hãy cho con có cơ hội đặt câu hỏi, khám phá thế giới trong quyển sách trẻ yêu thích.

Các mốc phát triển cảm xúc và xã hội của bé 5 tuổi

5 tuổi, trẻ rất thích được tham gia vào các hoạt động giao tiếp xã hội như kết bạn, tham gia tiệc sinh nhật, trở thành trung tâm của sự chú ý. Lúc này, kỹ năng giao tiếp của trẻ đã phát triển vượt xa so với những năm trước. Trẻ lúc này thật sự yêu thích việc được vui chơi với mọi người nên rất thích tham gia vào các hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh bé.

Ở tuổi này trẻ có khả năng kiểm soát tâm lý tốt hơn trước, thế nhưng trẻ đôi khi vẫn sẽ cảm thấy buồn và dễ tự ái. Do đó, cha mẹ cần phải dạy trẻ cách để kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.

Giai đoạn này trẻ sẽ có các mốc phát triển cảm xúc và xã hội quan trọng như:

  • Con có xu hướng muốn làm người chỉ huy, đặc biệt là khi chơi với bạn.
  • Biết chia sẻ đồ chơi.
  • Đôi khi con có thể nói dối một cách vô hại để làm vừa lòng cha mẹ.
  • Có thể trò chuyện dài hơn với bất kỳ người nào sẵn sàng lắng nghe con.
  • Thích ra ngoài chơi dù đó là một chuyến đi ngắn ngủi như đi siêu thị cùng mẹ.
  • Trò chơi đóng kịch, chơi với người bạn trong trí tưởng tượng vẫn là việc mà bé yêu thích.

trẻ 5 tuổi có thể thực hiện được các động tác cần sự khéo léo tốt hơn

Bí quyết nuôi dạy trẻ trong tháng này dành cho cha mẹ là:

Khuyến khích bé tham gia kết bạn, các hoạt động ngoại khóa, đến nhà bạn chơi hoặc nói chuyện làm quen với những người lạ trong lúc cùng mẹ đi chơi… Cha mẹ cũng cần dạy bé về các phép tắc cư xử cơ bản trong giao tiếp như biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, xin phép…

Cha mẹ cũng cần đóng vai trò như một người bạn luôn luôn tập trung lắng nghe khi con muốn nói chuyện, tâm sự. Đồng thời, hãy luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi trên trời dưới đất để con thỏa mãn bản tính tò mò, thích khám phá của mình về mọi thứ xung quanh, tránh nói những câu nói hay thể hiện thái độ khó chịu khi phải trả lời những câu hỏi của con.

Các mốc phát triển ngôn ngữ của bé 5 tuổi

Trẻ 5 tuổi sẽ đạt được sự phát triển nhất định về ngôn ngữ. Lúc này, trẻ sẽ nói không ngừng nghỉ và liên tục trẻ sẽ liên tục đặt các câu hỏi về mọi thứ, và sử dụng thành thạo các câu cảm thán, khả năng sử dụng từ ngữ và nói các câu phức tạp của trẻ được nâng cao.

Giai đoạn này trẻ sẽ có những mốc phát triển quan trọng về ngôn ngữ như sau: 

  • Con có thể kể một câu chuyện rõ ràng, rành mạch.
  • Sử dụng được chính xác các đại từ như con, cô, chú, bác, anh chị, …
  • Hiểu được và nói được những câu phức tạp
  • Hiểu được trình tự của một câu chuyện như cái gì diễn ra đầu tiên, tiếp đó là gì và cuối cùng câu chuyện kết thúc như thế nào.

Bí quyết nuôi dạy trẻ trong tháng này dành cho cha mẹ

Cha mẹ hãy khuyến khích con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình, bằng cách khuyến khích con kể về một ngày của mình bằng các câu hỏi gợi ý như con chơi với ai, con thích điều gì nhất, … Hãy dành thời gian để cùng con chơi các trò chơi về từ vựng như đọc thơ, hát, tìm tên các con vật, … 

Việc duy trì thói quen đọc sách cho trẻ còn giúp cho trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ rất tốt. Hãy chỉ vào những bức tranh trong truyện và hỏi con về nội dung của bức tranh đó theo những gì bé hiểu. Để rèn luyện trí nhớ cho trẻ, đồng thời nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ bằng cách đề nghị con kể lại câu chuyện con đã được đọc hoặc vẽ tranh về một câu chuyện con thích.

Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ ở tuổi lên 5

Trẻ 5 tuổi sẽ có sự phát triển về chiều cao khá nhanh. Tuy nhiên, về cân nặng thì trẻ không có quá nhiều sự thay đổi. Do đó, cha mẹ cần có một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ để giúp con phát triển thể chất tốt nhất, đặc biệt là về chiều cao.

trẻ 5 tuổi cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Cha mẹ cũng cần kết hợp cho con các bài tập thể dục, bơi lội và ngủ đủ 9-10 tiếng mỗi ngày, để cơ thể trẻ được phát triển toàn diện.

Trên đây là cẩm nang chăm sóc bé 5 tuổi dành cho cha mẹ. Hy vọng bài viết hữu ích với cha mẹ. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các thông tin khác về trẻ 5 tuổi tại đây.