Mách bạn 3 bước lên kế hoạch tiết kiệm tiền cho người mới bắt đầu

Quản lý tài chính cá nhân luôn là một bài toán khiến nhiều người đau đầu bởi vì không biết bắt đầu từ đâu cũng như không biết phải chi tiêu như thế nào cho hiệu quả. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ mách bạn 3 bước lên kế hoạch tiết kiệm tiền hiệu quả cho người mới nhé!

Ghi chép các khoản chi tiêu hàng ngày

Trước tiên, bạn hãy ghi chép và phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán chẳng hạn như chi tiêu thông qua thẻ tín dụng, tiền mặt, thanh toán online,… Kế đến bạn hãy giữ lại các phiếu biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet… và các khoản chi cố định hàng tháng khác. Thông qua việc này cuối tháng bạn sẽ nắm được danh sách tất cả các khoản chi tiêu trong một tháng qua từ đó tổng kết lại và biết được mình đã tiêu xài bao nhiêu cho những khoản nào và còn dư lại bao nhiêu tiền cho tháng sau.

Đối với vài tháng đầu tiền bạn đừng cố gắng kiểm soát chi tiêu của bản thân vì đây là giai đoạn giúp bạn hiểu được thói quen tiêu dùng thông thường của mình. Sau khi đã hiểu được thói quen chi tiêu của bản thân bạn sẽ tìm cách sửa chữa và khắc phục việc tiêu xài hoang phí hay tiếp tục lối sống tiết kiệm lành mạnh.

Tính toán và ghi chép cụ thể chi tiêu hàng ngày  

Đặt mục tiêu tiết kiệm

Trong bất kì công việc gì việc then chốt phải làm đó chính là đặt mục tiêu cho toàn bộ kế hoạch mà bạn dự tính. Đối với kế hoạch tiết kiệm tiền cũng vậy bạn cần xác định xem mục tiêu tiết kiệm của mình là gì và tiết kiệm trong thời gian bao lâu. Sau khi đã có mục tiêu cụ thể bạn sẽ lên từng bước hoàn chỉnh từ thời gian, số tiền cần đạt được và những việc cần làm và hạn chế của kế hoạch.

Việc đặt ra mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn thực hiện nghiêm chỉnh và xây dựng kế hoạch để dành tiền được hiệu quả hơn. Tuy nhiên bạn không nên đặt ra mục tiêu quá cao bởi vì thường thì đầu tháng bạn còn quyết tâm được, nhưng cuối tháng có thể bạn sẽ bị kiệt sức, dần dần sẽ cảm thấy mình không còn muốn thực hiện việc tiết kiệm nữa. Vậy nên, hãy đặt mục tiêu vừa tầm với và khả năng của bản thân để đảm bảo hiệu suất và tính ổn định như vậy bạn sẽ quyết tâm hơn giúp cho mục tiêu đạt hiệu quả cao hơn.

Đặt mục tiêu cho kế hoạch tiết kiệm tiền  

Bắt đầu kế hoạch tiết kiệm tiền

Sau khi đã biết được thói quen chi tiêu cũng như đặt ra mục tiêu tiết kiệm của mình rồi thì bạn có thể bắt đầu việc tiết kiệm bằng cách rèn luyện cho bản thân vào những quy tắc tiết kiệm nổi tiếng như 50/20/30, 80/20,…

Quy tắc 50/20/30

Quy tắc 50/20/30 là bạn sẽ phân chia thu nhập của mình theo tỉ lệ với mục đích như sau:

  • 50% thu nhập cho các nhu cầu cần thiết bao gồm: tiền thuê nhà, ăn uống, nhu yếu phẩm, di chuyển, quần áo,… Bạn cần lên kế hoạch chi tiêu sao cho các nhu cầu cần thiết không vượt quá 50% thu nhập.
  • 20% thu nhập dành cho đầu tư và tiết kiệm cho quỹ tiết kiệm, quỹ hưu trí, quỹ khẩn cấp hoặc các khoản đầu tư khác như chứng khoán.
  • 30% cho nhu cầu cá nhân bao gồm các chi phí phục vụ cho việc giải trí của bạn như đi du lịch, mua sắm, vui chơi, đam mê riêng,…

Bộ 3 con số thần thánh trong phương pháp quản lý tài chính

Quy tắc 80/20

Quy tắc 80/20 chia thu nhập của bạn làm hai như sau:

  • Bạn sẽ dành 80% cho tất cả các khoản chi phí trong cuộc sống, bao gồm cả nhu cầu thiết yếu và sở thích cá nhân.
  • 20% thu nhập còn lại dùng sẽ để tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu tài chính trong tương lai như lập quỹ dự phòng, mua nhà, nghỉ hưu và tự do tài chính.

>>> Tham khảo thêm:Các bước lập kế hoạch tiết kiệm tiền cho gia đình bạn

Tổng kết

Có thể thấy việc tiết kiệm tiền tưởng chừng rất khó nhưng lại đơn giản chỉ với 3 bước như trên. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả thì bạn cần phải lê kế hoạch tiết kiệm tiền cụ thể và rõ ràng. Đồng thời việc tiết kiệm cũng đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và biến nó thành một thói quen tốt. Để biến tiết kiệm thành thói quen tốt bạn có thể tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia tại đây.

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Cách đo lường sự thành công của văn hóa công ty

Đo lường sự thành công của văn hóa công ty không chỉ đơn thuần là nhìn vào lợi nhuận, mà…

2 days ago

Những sai lầm cần tránh khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng nhưng không hề đơn giản. Nhiều…

6 days ago
  • Giáo dục

5 thói quen tốt cần rèn luyện khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách,…

1 week ago
  • Giáo dục

Những lưu ý trước khi chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1

Việc chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1 không chỉ là mua sắm đồ dùng học tập mà…

2 weeks ago
  • Giáo dục

Chương trình ngoại khóa tại trường mầm non song ngữ quận 7 có gì đặc biệt?

Chương trình ngoại khóa là một phần quan trọng trong giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện…

4 weeks ago
  • Giáo dục

6 Sai lầm phổ biến ảnh hưởng đến cách quản lý nhân sự hiệu quả và cách khắc phục

Tìm được cách quản lý nhân sự hiệu quả là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự…

1 month ago