Bạn có biết, nhờ học được cách quản lý tài chính cá nhân từ rất sớm mà người dân ở các quốc gia phát triển thường có chất lượng cuộc sống vô cùng cao. Đây chính là động lực cho các quốc gia đang phát triển như chúng ta học hỏi. Vậy, phương pháp quản lý tài chính của họ là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Phương pháp chi tiêu khoa học Kakeibo

Kakeibo là phương pháp tiết kiệm của cư dân xứ sở hoa anh đào. Phương pháp này được áp dụng bởi các bà nội trợ những năm đầu thế kỷ 20 nhằm mục đích quản lý chi tiêu trong gia đình.

Phương pháp Kakeibo

Phương pháp Kakeibo

Phương pháp Kakeibo đơn giản là bạn sẽ cần một cuốn sổ để ghi chép chi tiêu.

Đối với phương pháp này, bạn sẽ chia thu nhập hằng tháng vào 4 phong bì như sau:

  • Chi phí thiết yếu: ăn uống, phương tiện đi lại…
  • Chi phí giải trí: mua sắm, vui chơi…
  • Chi phí giáo dục: sách vở, khóa học…
  • Chi phí phát sinh: ma chay, đám cưới…

Mỗi cuối tuần, bạn hãy chốt lại kế chi tiêu trong tuần và trả lời 4 câu hỏi sau:

  • Số tiền ban đầu là bao nhiêu?
  • Bạn còn lại bao nhiêu tiền?
  • Mục tiêu bạn muốn tiết kiệm là bao nhiêu và phương pháp cải thiện?

2. Phương pháp quản lý tài chính 50/50

Với phương pháp này, bạn cần chia thu nhập ra thành 2 phần bằng nhau. Một phần sẽ dành cho chi phí sinh hoạt hằng tháng, phần còn lại bạn sẽ để dành tiết kiệm. Phương pháp này khá đơn giản, không quá chi tiết và tỉ mỉ, phù hợp các hộ gia đình không có quá nhiều khoản cần chi tiêu hay đầu tư.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các cách quản lý tài chính cho cá nhân dễ áp dụng nhất

3. Phương pháp chi tiêu khoa học theo quy tắc 50/20/30

Quy tắc này sẽ chia thu nhập của bạn thành 3 phần chính:

Các phương pháp quản lý tài chính

Các phương pháp quản lý tài chính

Quy tắc 50/20/30 được ứng dụng như thế nào?

50% dành cho chi tiêu thiết yếu: Tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại, hóa đơn…

Chi phí sinh hoạt hằng tháng cần được ưu tiên, bởi thế, bạn nên dành ngay 50% chi phí riêng cho các hoạt động thiết yếu. Các chi phí này có thể là tiền xăng, hóa đơn điện, nước, tiền ăn uống sinh hoạt,.. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn phải dùng hết số tiền này. Thay vào đó, hãy chủ động giảm thiểu chi tiêu thiết yếu để tích trữ được nhiều hơn. Ví dụ, bạn có thể dùng phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân, ăn ở nhà thay vì ăn ngoài…

20% dành cho mục tiêu tài chính như: Tiết kiệm, quỹ dự phòng, trả nợ…

Tiếp theo, bạn hãy dành ra 20% để đầu tư cho các mục tiêu khác như tiết kiệm, trả nợ, quỹ dự phòng, đầu tư kinh doanh… Đây là khoản tiết kiệm khá quan trọng sau này đối với bạn. Trả nợ sớm sẽ giúp bạn giảm nhẹ gánh nặng, nỗi lo trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nếu bạn đầu tư thì bạn sẽ có một nguồn sinh lời, các khoản đầu tư thông dụng thường là nhà bất động sản, chứng khoán…

30% dành cho chi tiêu cá nhân: Mua sắm, giải trí, du lịch…

4. Phương pháp JARS

JARS nghĩa là cái lọ, đúng với tên gọi của nó, mỗi lọ tương ứng với một mục tiêu tài chính khác nhau. Đây là phương pháp quản lý tài chính được nhiều người trên thế giới áp dụng, đặc biệt là những nhân vật thành công.

Phương pháp quản lý tài chính với những chiếc lọ

Phương pháp quản lý tài chính với những chiếc lọ

Phương pháp này còn được giáo dục cho thế hệ mầm non đất nước. Mỗi lọ tượng trưng cho 6 quỹ tài chính khác nhau. Mỗi khi có khoản tiền nào đó ( lương, thưởng…) ta sẽ bỏ tiền vào các lọ này theo các mục như sau:

  • Quỹ nhu cầu thiết yếu ( 55%): Những chi phí cứng trong sinh hoạt
  • Quỹ giáo dục (10%): Đầu tư kiến thức để phát triển mỗi ngày
  • Quỹ hưởng thụ (10%): Nâng cao sức khỏe tinh thần
  • Quỹ tự do tài chính ( 10%): Dùng để đầu tư, tích lũy
  • Quỹ tiết kiệm dài hạn ( 10%): Tiết kiệm cho mục tiêu lớn và cho tình huống khẩn cấp
  • Quỹ cho đi ( 5%): Quỹ từ thiện, giúp đỡ người khác

Tạm kết

Hy vọng, với các phương pháp, nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân trong bài có thể giúp các bạn hoạch định tài chính của mình tốt hơn. Dẫu vậy, mỗi cá nhân có mỗi cuộc sống khác nhau nên bạn cần chọn phương pháp quản lý tài chính phù hợp với bản thân mình để hiệu quả nhất. Chúc bạn sớm đạt được tự do tài chính.

>>> Cùng theo dõi thông tin Tài chính tại: Trang thông tin mới nhất về thị trường Tài chính – Ngân hàng