Tiếng Anh cho trẻ em là mối quan tâm của nhiều cha mẹ khi muốn xây dựng cho con một nền móng vững chắc cho quá trình học tập sau này. Cha mẹ không biết nên cho con học tiếng Anh vào tuổi nào? Hay phương pháp dạy nào hiệu quả? Có nên cho con học ở trung tâm không? Thì bài viết dưới đây sẽ giúp quý phụ huynh giải đáp những thắc mắc đó.

Cho trẻ học tiếng Anh vào giai đoạn nào?

Giai đoạn từ 3 – 5 tuổi là khoảng thời gian tốt nhất để cho trẻ bắt đầu tiếp xúc tiếng Anh. Đây là giai đoạn trẻ có thể tiếp thu ngoại ngữ khác nhanh chóng. Hầu hết trẻ được tiếp xúc ở giai đoạn này có khả năng nói tiếng Anh tốt về sau.

Tiếng anh cho trẻ em

Tiếng anh cho trẻ em

Trẻ có bị rối loạn ngôn ngữ?

Trẻ em trên toàn thế giới đều có thể học hơn một ngôn ngữ mà không gặp vấn đề gì trong quá trình phát triển do đó trẻ sẽ không bị rối loạn ngôn ngữ nếu học thêm ngôn ngữ mới. Và theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, trẻ nói được hai ngôn ngữ sẽ có khả năng giải quyết vấn đề vượt trội hơn trẻ đồng trang lứa nói được một ngôn ngữ.

Nên cho trẻ học trung tâm không?

Học tại trung tâm sẽ tốt hơn vì trẻ được dạy dưới một phương pháp và giáo trinh được biên soạn và nghiên cứu trước khi đi vào giảng dạy. Ngoài ra việc được học cùng các bạn, hoạt động vui chơi khuyến khích trẻ có hứng thú và muốn đi học. Điều kiện giảng dạy tại trung tâm tốt hơn dó đó trẻ được phát triển khả năng tốt hơn.

Trẻ nên bắt đầu học tiếng Anh với giáo viên Việt Nam hay giáo viên nước ngoài?

Bé cần tiếp xúc với giáo viên nước ngoài ở trên trường để hình thành phản xạ với ngôn ngữ mới. Bên cạnh đó giáo viên người Việt sẽ theo sát bé để nắm bắt khả năng tiếp thu giúp bé tương tác trong các hoạt động của lớp hiệu quả hơn.

Tiếng anh cho trẻ em

Tiếng anh cho trẻ em

Hiểu về giai các giai đoạn dạy tiếng Anh cho trẻ

Sau một thời gian học bảng chữ cái, đếm số bằng tiếng Anh trẻ có thể phát âm những từ đơn giản hoặc một câu ngắn. Điều này chứng tỏ trẻ đã nhớ và phân biệt được tiếng Anh và tiếng Việt, giai đoạn này sẽ mất một thời gian. Và sau thời kỳ này trẻ có thể nói được một câu hoàn chỉnh hơn hay biết cách sử dụng từ đó trong hoàn cảnh nào.

Tạo môi trường thường xuyên tiếp xúc với ngoại ngữ

Khả năng tiếng Anh của bé sẽ chững lại nếu không được tiếp xúc mỗi ngày. Do đó ngoài việc đi học trên trường thì tại nhà các bố mẹ có thể giao tiếp với con bằng những câu đơn giản như chào hỏi. Để tạo sự hào hứng cho con cha mẹ cần khuyến khích và khen ngợi khi con phát âm đúng hay nói được một câu hoàn chỉnh để trẻ tự tin và mong muốn học hơn.

>>>>Xem thêm: Các khóa học giao tiếp tiếng anh cơ bản của Hội đồng Anh

Làm thế nào để khuyến khích đam mê học tiếng Anh cho trẻ

Các bậc phụ huynh có thể áp dụng phương pháp vừa chơi vừa học. Bất kỳ hoạt động nào cũng có thể lồng trò chơi vào. Bạn có thể tập bé cách phát âm chuẩn thông qua các bài hát, những câu chuyện, các bộ phim hoạt hình để kích thích việc học của trẻ. Tùy vào sự tiếp thu của bé mà thời gian học cũng như lượng kiến thức dạy cho trẻ.

Tiếng anh cho trẻ em

Tiếng anh cho trẻ em

Phương pháp cho trẻ tiếp xúc tiếng Anh

Ở độ tuổi trẻ dễ mất tập trung, tò mò thích khám phá, thích bắt chước người lớn do đó các cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp phù hợp để trẻ có hứng thú học tiếng Anh hơn thay vì tré nánh hoặc sợ.

Tiếp cận tiếng Anh thông qua nghe

Cho trẻ nghe những bài hát và bộ phim tiếng Anh. Bé sẽ tự động bắt chước theo từ đó tập được cách phát âm chuẩn và có khả năng nhận biết và sửa lỗi

Tiếng anh cho trẻ em

Tiếng anh cho trẻ em

Tiếp cận tiếng Anh thông thói quen

Hãy lặp đi lặp lại một hành động, nghi thức hay câu nói là cách để kích thích trí não của bé ghi nhớ. Rất tốt cho sự phát triển bộ nhớ của bé.

Tiếp cận bằng cách tương tác

Sự tương tác của bé với giáo viên hay với các bạn trong lớp hay sự tiếp xúc công nghệ trong quán trình học nhằm nâng cao kỹ năng nghe nói của trẻ.

Bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh về cách dạy tiếng Anh cho trẻ em. Một điều quan trọng mà các bố mẹ nên chú ý là không vì nôn nóng mà gây áp lực cho các bé điều đó khiến trẻ né tránh và hình thành nỗi sợ cho sau này khiến quán trình học tiếng Anh sẽ vất vả và khó khăn hơn rất nhiều.