Nếu bạn muốn bắt đầu bước vào con đường đầu tư chứng khoán nhưng vẫn còn băn khoăn không biết nên làm gì thì bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp hoàn hảo cho bạn. Việc trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức cơ bản về chứng khoán là điều đầu tư bạn cần làm khi muốn thử sức đầu tư ở lĩnh vực này. 

Đặc điểm của chứng khoán 

Tính Thanh khoản

Chứng khoán được xem là loại tài sản có tính thanh khoản cao bởi khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh hơn so với các loại tài sản khác của nó. Mỗi loại chứng khoán sẽ có mỗi khả năng chuyển nhượng khác nhau, song, cổ phiếu niêm yết là loại có tính thanh khoản nổi bật nhất. 

Tính Rủi ro

Các bước cơ bản để tham gia thị trường chứng khoán

Các bước cơ bản để tham gia thị trường

Bất cứ ngành nghề nào cũng tồn tại rủi ro tiềm ẩn khác nhau, và đối với chứng khoán cũng vậy. Bên cạnh đó còn có thêm các yếu tố bên ngoài như thị trường, chính trị, lạm phát,… tác động trực tiếp đến độ rủi ro của loại sản phẩm tài chính này. 

Tính Sinh lợi

Một trong những lý do chính của việc khối lượng người tham gia vào thị trường này ngày càng tăng vọt chóng mặt là bởi đặc điểm sinh lợi cao của nó. Nếu bạn có đủ kiến thức cơ bản về chứng khoán và kỹ năng cần thiết thì việc thu được lợi nhuận khủng từ kênh đầu tư này sẽ là điều sớm muộn.

Các kiến thức cơ bản về chứng khoán

Khung giờ giao dịch chứng khoán

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang có sự hoạt động của 3 sàn chứng khoán, là HOSE, HNX, và UPCOM. Thời gian giao dịch của cả 3 sàn đều từ 9:00 – 11h30 và 13:00 – 15h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước.

Mã chứng khoán là gì?

Ví dụ về mã chứng khoán

Ví dụ về mã chứng khoán

Đây là mã chứng khoán giao dịch riêng được cấp cho mỗi công ty niêm yết trên sàn bởi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thường là tên viết tắt của công ty đó. Ví dụ như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam có mã cổ phiếu là VNM (Vinamilk), Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Nam có mã là HSC, v.v … 

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Học tập và nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về thị trường

Học tập và nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về thị trường

Biết cách đọc bảng giá chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ được các diễn biến giao dịch của các mã cổ phiếu trong phiên đang được giao dịch trên thị trường như giá giao dịch gần nhất, các bước giá, giá thấp nhất và cao nhất trong phiên, tổng khối lượng giao dịch, … Lưu ý rằng bảng giá chớp nháy liên tục thể hiện rằng cổ phiếu hiện đang được giao dịch. 

Giá màu vàng

Giá tham chiếu (hay còn được gọi là giá đóng cửa gần nhất) là giá mang màu vàng, đồng thời còn là cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. 

Giá màu tím

Khi một chứng khoán có giá được thể hiện bằng màu tím thì có nghĩa đây là mức giá kịch trần, hay là mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua bán trong ngày giao dịch. 

Giá màu xanh lam

Nếu màu tím là giá kịch trần thì màu xanh lam đại diện cho mức giá kịch sàn, nghĩa là bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán ở mức giá thấp nhất.

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán tại HSC

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán tại HSC

Giá màu xanh lá

Đây là mức giá cao hơn giá tham chiếu nhưng thấp hơn giá trần, thể hiện mức độ tăng giá của cổ phiếu so với giá tham chiếu. 

Giá màu đỏ

Giá màu đỏ cho người xem biết rằng loại chứng khoán này có giá thấp hơn giá tham chiếu, nhưng vẫn chưa chạm giá sàn. 

Tổng khối lượng khớp 

Các nhà đầu tư có thể biết được tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch thông qua cột này, đồng thời nó cũng phản ánh tính thanh khoản của cổ phiếu. 

Xem thêm Hướng dẫn để đầu tư chứng khoán thông minh cho nhà đầu tư mới

Việc tìm hiểu và học hỏi nghiêm túc các kiến thức cơ bản về chứng khoán, kết hợp cùng nghiên cứu và trải nghiệm để tự đúc kết kinh nghiệm thực tế cho bản thân sẽ rất có ích cho các nhà đầu tư mới. Bởi khi trang bị đầy đủ mọi yếu tố thì bạn sẽ có thể bước vào thị trường chứng khoán một cách đầy tự tin và đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực này.