Ai cũng mong muốn con mình khi lớn lên được khỏe mạnh thông minh, nhưng làm sao để thúc đẩy sự phát triển trí thông minh của bé thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những phương pháp giúp kích thích trí não cho trẻ mầm non do trường mầm non quận Gò Vấp gợi ý cho các bậc phụ huynh.
1. Chỉ số IQ có đủ để đo lường trí thông minh của bé?
Ngày nay, người ta thường đo đạt sự thông minh của một người bằng chỉ số IQ, Nhưng năng lực của trẻ không chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ mà trí thông minh còn được đánh giá qua nhiều biểu hiện đa dạng khác nhau.
Ở hệ thống trường mầm non quốc tế quận Gò Vấp – VAS, phương pháp giáo dục chủ yếu căn cứ theo đặc điểm lứa tuổi của trẻ, lồng ghép những bài học vài trong vui chơi, sinh hoạt cho các bé, giáo dục có chủ ý, tiếp thu một cách tự nhiên; hòa mình vào môi trường, nêu cao những tấm gương sáng. Những chương trình giáo dục sớm này phát triển tiềm năng cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ trong giai đoạn “vàng”, nhằm thúc đẩy các con phát triển toàn diện.
Trí thông minh của trẻ không chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ mà còn nằm trong cách trẻ xử lý một vấn đề như thế nào, học hỏi một chủ đề theo cách riêng của mình ra sao. Những biểu hiện thực tế này sẽ giúp người lớn hiểu được con mình thông minh theo cách nào. Từ đó, xây dựng một hệ thống giáo dục phù hợp với trẻ nhất.
2. Toán tư duy cho trẻ mẫu giáo phát triển trí thông minh là gì?
Xã hội hiện nay đang nổi lên làn sóng cho con trẻ tiếp xúc với các gia sư toán tư duy ngay khi bước chân vào mầm non vì bậc phụ huynh luôn có suy nghĩ môi trường và phương pháp học sẽ tác động tích cực đến năng lực của bé ngoài gen di truyền.
Hiện nay có rất nhiều trung tâm, hay những lớp học mở ra để phát triển kỹ năng tư duy trí tuệ toàn diện tạo cho bé lối suy nghĩ logic sáng tạo giúp bé năng động tự tin giao tiếp.
Các lớp tư duy toán học không những giúp các bé hiểu mà còn tạo cho bé sự thích thú góp phần phát triển trí não, giúp bé thông minh năng động và biết tự ý thức về kế hoạch quản lý thời gian và các vấn đề khác trong cuộc sống. Bởi vậy, ngay cả khi con mình không sở hữu gien di truyền học toán thông minh bạn vẫn có thể cải tạo nó bằng cách rèn luyện tư duy toán học cho con ngay từ khi còn nhỏ.
Chương trình học toán tư duy học thiết kế cho từng học sinh những lượng kiến thức phù hợp, có phần kiểm tra đầu vào để làm tiền đề giúp bé lựa chọn khóa học phù hợp với mình đồng thời củng cố phần kiến thức còn yếu hay bổ sung phát triển những kiến thức đã giỏi để bé có nguồn kiến thức vững chắc tự tin bước đến thành công.
3. Các loại trí thông minh ở trẻ nhỏ
Theo nghiên cứu, có 8 loại trí thông minh ở con người, thậm chí ngay cả ở trẻ nhỏ, những trí thông minh này đã hình thành và phát triển. Hãy cùng xem các bé nhà mình thuộc loại thông minh nào nhé:
• Trí thông minh ngôn ngữ: Biểu hiện khi bé thích các hoạt động ngôn ngữ như nói, đọc sách, viết chữ, có năng lực ghi nhớ lâu và biết trình bày vấn đề cho người khác hiểu,… Bé có trí thông minh ngôn ngữ tương lai sẽ dễ đi theo các ngành nghề nhà báo, giáo viên, luật sư,…
• Trí thông minh logic – Toán học: Biểu hiện khi bé dễ dàng hiểu rõ số, đếm, quy tắc…, có năng lực giải toán nhanh lẹ, thích thú việc khám phá về đối tượng, hiện tượng tự nhiên, hoặc hay quan tâm đến các tình huống suy luận “Nếu… thì”,… Các bé có trí thông minh loại này lớn lên sẽ có xu hướng trở thành kế toán, kĩ sư,…
• Trí thông minh âm nhạc: Biểu hiện khi bé dễ dàng ghi nhớ và phản ứng tích cực với giai điệu, âm thanh; có năng lực sáng tác vượt trội, có năng khiếu hát, biểu diễn nhạc cụ…, có thể thực hiện vận động theo nhạc,… Các bé như vậy lớn lên có nhiều cơ hội trở thành nhà soạn nhạc hoặc nhạc sĩ,…
• Trí thông minh không gian – hình ảnh: Biểu hiện khi bé hiểu và phân tích tranh, hình dạng, bản đồ…rất chính xác, thể hiện khả năng tìm đường chính xác, bé cũng có năng khiếu và hứng thú vẽ tranh hay tạo hình,… Các bé có trí thông minh không gian – hình ảnh tương lai có thể trở thành nhà hàng hải, kiến trúc sư,…
• Trí thông minh vận động cơ thể: Biểu hiện khi bé có năng lực điều khiển vận động cơ thể, duy trì sự cân bằng khi nhảy, múa,…, có khả năng truyền đạt suy nghĩ bằng ngôn ngữ cử chỉ tốt…. Các bé có trí thông minh này lớn lên sẽ có xu hướng trở thành VĐV thể thao, lính cứu hỏa…
• Trí thông minh tương tác cá nhân: Biểu hiện khi bé có thể nắm bắt chính xác cảm xúc và mong muốn của người khác, có khả năng đồng cảm tốt, năng lực duy trì quan hệ cá nhân, thường được bạn bè yêu mến,… Các bé thể hiện mình sở hữu trí thông minh loại này khi lớn lên có nhiều khả năng trở thành nhà tư vấn tâm lí, chính trị gia…
• Trí thông minh nội tại: Biểu hiện khi bé có năng lực tự kiềm chế, tự suy xét bản thân, hiểu rõ cảm xúc của mình và nhận biết tài năng của bản thân,… Bé có trí thông minh nội tại tương lai sẽ dễ dàng trở thành nhà nghiên cứu, nhà văn,…
• Trí thông minh tự nhiên: Biểu hiện khi bé quan tâm đến môi trường tự nhiê, có kiến thức về lĩnh vực động-thực vật, quan tâm đến các vấn đề về thế giới vũ trụ,… Các bé có trí thông minh tự nhiên sẽ trở thành nhà môi trường, kĩ sư nông lâm trong tương lai.
4. Khơi dậy trí thông minh ở trẻ
Dùng vật liệu mở để khơi dậy, phát triển trí thông minh của bé là phương pháp do Giáo Sư, Thạc Sĩ Albert Einstein đưa ra. Ông từng nói “Mọi trẻ em khi sinh ra đều là thiên tài, thế nhưng trong giai đoạn bắt đầu tìm hiểu và học hỏi, những phương pháp giáo dục sai lầm có thể giết chết chất thiên tài sẵn có trong các bé”.
Vì vậy, cha mẹ ngoài việc cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp trí não có đủ dưỡng chất phát triển, còn cần có phương pháp gợi mở hợp lý giúp phát triển trí thông minh cho con. Việc sử dụng các trò chơi, vật liệu gợi mở khác nhau để kích thích nhiều loại hình trí thông minh, tạo môi trường thích hợp để bé có dịp thể hiện tài năng của bản thân; từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những điểm mạnh, phát huy trí thông minh trong tương lai là vô cùng cần thiết.
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khao thêm một số phương pháp giáo dục trẻ ngay tại đây nhé!