Cuộc sống sinh viên chưa bao giờ là dễ dàng bởi các bạn đã bắt đầu phải tự lập trong tất cả mọi việc, nhất là phải tự quản lý tài chính cho mình. Các bạn sinh viên đa phần được được cho một khoản tiền để chi tiêu trong tháng. Việc phải tự chi tiêu, mua sắm là điều khá khó khăn bởi bạn có thể mua sắm vô tội vạ nếu không biết cách kiểm soát. Sau đây là một số cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên đơn giản để tiết kiệm tiền dễ dàng khi còn là sinh viên mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Lập ngân sách
Lập ngân sách hàng tháng là bước đầu tiên để bạn có thể kiểm soát tài chính của mình. Việc lập ngân sách giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về số tiền của mình, nhờ đó bạn có thể đưa ra các quyết định chi tiêu và tiết kiệm sáng suốt. Lập ngân sách cho phép bạn xác định những thứ bạn cần chi tiền (xăng, hàng tạp hóa, tiền nhà, hóa đơn điện, nước, v.v.) và những thứ bạn muốn chi tiền (như quần áo, phim ảnh, ăn uống…). Việc này cũng sẽ cho bạn biết bạn có thể dành bao nhiêu tiền mỗi tháng cho quỹ tiết kiệm hoặc quỹ khẩn cấp của mình.
Chúng ta thường thích tiêu tiền vào những thứ khiến chúng ta hạnh phúc nhưng rất có thể bạn sẽ nhanh chóng bị cuốn đi và chi tiền quá độ. Lập ngân sách sẽ giúp ích trong tình huống này. Hãy chi tiêu ít hơn một chút cho những hoạt động tiêu khiển.
Lập ngân sách là biện pháp hữu hiệu để tránh tiêu xài phung phí
Theo dõi chi tiêu
Hãy tập cho mình thói quen ghi chép lại những khoản chi tiêu hàng ngày dù lớn hay nhỏ trên sổ tay hoặc các ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại. Bạn sẽ biết mình đã chi tiền cho những mục đích gì và nó có thực sự cần thiết không. Từ đó bạn sẽ biết tại sao tháng này bạn tiêu nhiều tiền, tháng kia bạn tiêu ít tiền và từ đó giúp hạn chế chi tiêu quá tay và rút ra được kinh nghiệm để cân bằng chi tiêu hàng tháng.
Lên kế hoạch cho các bữa ăn
Bằng cách lên kế hoạch cho các bữa ăn hàng tuần, bạn sẽ biết chính xác nguyên liệu mình cần mua ở siêu thị. Lập danh sách các món đồ cần mua và mua sắm một cách có chiến lược – chỉ mua những gì bạn cần. Điều này cũng giúp giảm lượng thức ăn lãng phí vào cuối tuần.
Mua sắm có kế hoạch
Gia tăng thu nhập bằng các công việc làm thêm
Song song với tiết kiệm tiền, nếu bạn có nhiều thời gian, hãy tìm thêm một công việc để có thêm nguồn thu nhập. Điều này sẽ đỡ phần nào gánh nặng cho bố mẹ đồng thời bạn cũng được chi tiêu thoải mái hơn. Bạn có thể đến xin việc tại các quán cafe, shop quần áo, quán ăn,….
Tuy nhiên bạn nên chọn những nơi có lịch làm việc linh hoạt theo thời gian để tránh ảnh hưởng đến việc học của bạn. Làm thêm không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập, mà còn tạo điều kiện để bạn tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng cho công việc sau này. Tuy vậy, hãy cân đối giữa việc học và việc làm để không bị chểnh mảng trong việc học cũng như không quá sa đà vào việc kiếm tiền.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chi tiêu hiệu quả bạn cần biết
Mua lại hoặc mượn giáo trình và tài liệu
Giáo trình là một trong những thứ chiếm nhiều ngân sách khi học đại học. Tuy nhiên giáo trình ở đại học lại thường chỉ được dùng trong thời gian khá ngắn. Mà khi ma giáo trình mới sẽ khá đắt và bạn cũng không cần thiết phải mua tất cả giáo trình mới.
Bạn có thể tận dụng thư viện của trường để mượn giáo trình để tiết kiệm chi phí. Hoặc bạn cũng có thể mua lại giáo trình từ khác sinh viên khóa trước. Hãy tham gia các hội nhóm sinh viên để mua lại các giáo trình và tài liệu của môn học đó.
Tận dụng giáo trình cũ là cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên hiệu quả
Tạm kết
Cuộc sống đại học tốn kém đòi hỏi bạn phải luôn kiểm soát chi tiêu của mình nếu không muốn “rỗng túi” mỗi cuối tháng. Bằng cách thực hiện một số thay đổi nhỏ ngày hôm nay, bạn có thể tiết kiệm cho mình rất nhiều tiền theo thời gian. Mong rằng nỗi lo lắng về tiền bạc sẽ không ảnh hưởng đến trải nghiệm đại học của bạn với những cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên trên đây.
>>> Xem thêm: Thông tin tài chính – ngân hàng